Đó lại là một trận đấu “kinh điển” khác của “Bộ đôi Titan” Nadal - Djokovic. Và lần này, Djokovic giành chiến thắng, gia tăng cách biệt “đối đầu trực tiếp” khá là mong manh giữa 2 người lên thành 30-28. Nhưng để đổi lại khoảng cách mong manh ấy, Djokovic thậm chí đã đổ máu, đã phải chơi “trò chơi tâm lý” để lội ngược dòng nước trước một đối thủ trẻ người Italia, và sau cùng, phải thi đua sự “kiên gan” với “Đại kình địch” người Tây Ban Nha - một cách kịch tính…
Đặc biệt, Djokovic đã chơi cực hay ở trong ván đấu thứ 3, ván đấu bản lề mang tính quyết định đến cục diện “thắng - bại”. Sau khi nỗ lực thất bại trong việc đánh chiếm break-point ở game đấu thứ 3, Nadal cầm giao bóng và vẫn dẫn điểm 2-1, Djokovic lại nhìn thấy cơ hội của mình.
Ở game 5, anh thắng break-point (cơ hội thứ 3) để lần đầu tiên vượt lên dẫn trước với điểm số 3-2. Nhưng ngay sau đó, Nadal bẻ lại game giao bóng của Novak (cũng ở cơ hội thứ 3) và gỡ hòa 3-3. Djokovic lại break ở game thứ 7, vượt lên dẫn 4-3. Đến game thứ 10, Nadal tiếp tục gỡ break-point và cân bằng điểm số 5-5.
Tiếp đó, Nadal cứu 2 break-point để gia tăng điểm số lên thành 6-5. Ở game đấu thứ 12, tay vợt cựu số 1 thế giới người Tây Ban Nha dẫn lợi điểm và có cơ hội thắng break-point, cũng như set-point, nếu vậy, trận đấu sẽ rẽ theo hướng khác. Tuy vậy, Djokovic đã xóa sổ nguy cơ, gỡ hòa 6-6 và mang ván đấu đến loạt đánh tie-break, nơi anh dẫn 1-0, 2-1, 4-3, 5-4 và cuối cùng là 7-4.
Sau khi thắng ván 2, Djokovic hướng về phía khán đài, nơi đội hỗ trợ của anh, vợ của anh (cô Jelena Ristic Djokovic) ngồi, giơ tay thể hiện sự quyết tâm cao độ, và cũng nhận lại sự thể hiện quyết tâm tương tự. Ở thời điểm đó, Djokovic đã vượt hơn hẳn “đại kình địch” người Tây Ban Nha về sức mạnh tâm lý, tinh thần. Và điều gì đến, cuối cùng đã đến. Trong ván đấu thứ 4, sau này đã trở thành ván cuối cùng, dù sớm thua break-point và bị dẫn 0-1, rồi 0-2, “Nhà Vua ATP” đã thắng cả 6 game đấu còn lại, tận dụng cơ hội thắng match-point thứ 2, để giành vé vào trận chung kết.
Thứ hai, Djokovic nỗ lực hạn chế các cú thuận tay của Nadal, ép đối thủ phải chơi trái tay nhiều hơn. Trong ván đấu thứ 2, Nadal phải đánh rất nhiều cú trái tay (nhiều hơn nhiều so với thông thường). Và khi đó, những cú trái tay đánh trả của Nadal lâm vào thế khó khi bị đấu với lối đánh trực diện và cắt bóng nhỏ của Djokovic. Nadal không thể tìm được cách thoát được thế phản kích này. Trong lúc đó, các pha đánh bóng dọc biên của anh không đạt tính ổn định cao, các cú cắt, trái tay vì thế càng lúc càng đuối lực.
Thứ ba, Djokovic không cần phải đánh những cú trái tay bóng cao như những trải nghiệm thông thường chống lại Nadal trên mặt sân đất nện. Bởi vì, anh có được một cảm giác bóng và điểm rơi phi thường bên cánh trái. Nơi anh tiếp xúc với bóng từ rất sớm và nhanh chóng đánh trả qua bên phần sân của đối phương. Cuối cùng, Djokovic liên tục đẩy Nadal lùi sâu vào thế trái tay và sau đó đánh trả vào khoảng trống mênh mông trên sân đấu, cả trái lẫn phải. Rất hoàn hảo!
Thứ tư, ngay cả khi Nadal có được những cú thuận tay hiếm hoi, anh này cũng đánh mất điểm số. Ngoài việc Djokovic đón đỡ các cú thuận tay này đặc biệt hay, hoặc thắng luôn điểm số, hay là khiến đối thủ phải bắt đầu lại từ đầu; đó còn do Nadal rơi vào thế bị động khi đánh bóng…
Thứ năm, Djokovic vừa chơi rất gọn ghẽ, vừa thể hiện sự dũng cảm trên sân đấu, thứ tâm lý mà anh có đã vượt hơn đối thủ ở bên kia sân, là yếu tố trọng yêu hun đúc nên chiến thắng. Có thể kể đến thời điểm đang bị dẫn 5-6 ở ván đấu thứ 3, đối mặt với các nguy cơ thua match-point, Djokovic trong tình thế giao bóng 2 khá bất lợi, vẫn có thể trả cú phản đòn của đối thủ bằng một cú bỏ nhỏ. Đánh với Nadal trên sân đất nện mà “dám” bỏ nhỏ, đó là một bản lĩnh dữ dội.
Cuối cùng, Nadal phạm rất nhiều sai lầm trong trận đấu, giúp cho Djokovic tạo ra điểm số chiến thắng “dày dạn” hơn. Có rất nhiều tình huống, Nadal đã từng đánh đúng bóng trong 999 trường họp, nhưng lần này, ở trường hợp thứ 1.000, anh lại mắc phải sai lầm, và những sai lầm đó, liên tục xảy ra trong trận bán kết đơn nam thứ 2 của French Open năm nay. Trong suốt 4 ván đấu, Nadal mắc đến 55 lỗi đánh bóng hỏng (so với 37 lỗi của Djokovic). Đặc biệt, 43/55 tình huống bóng lỗi đến ở 3 ván đấu cuối cùng. Như vậy là rất nhiều khiến anh để thua cả 3 ván đấu này.
Nadal đã bị loại, và Djokovic “cải mệnh nghịch thiên” lọt vào đến trận chung kết. Nhưng liệu “Nhà Vua ATP” có viết nên “lịch sử đến cùng”, trở thành tay vợt đầu tiên trong thời Kỷ nguyên mở, thắng cú “Career Grand Slam” những 2 lần? Anh sẽ phải vượt qua “rào cản cuối cùng”, “Next Gen Đệ nhất nhân” trên mặt sân đất nện hiện nay - tay vợt trẻ người Hy Lạp Tsitsipas.
Tsitsipas đã tốn rất nhiều sức để loại Aelxander Zverev trong trạn bán kết đơn nam đầu tiên, sau 5 ván đấu. Anh là “Ông trùm của nhánh thăm bên dưới”, nhưng chưa hẳn là đối thủ có thể đấu thắng cả Djokovic hay cả Nadal. Trận chung kết đơn nam, sẽ là thử thách lớn lao không chỉ dành riêng cho Tsitsipas, mà cho cả lứa Next Gen, rằng liệu họ có thể giành ngôi vô địch ở hệ giải Grand Slam phải khi đối đầu với một đại diện của Titan trong trận chung kết đình đám? Chờ xem sao.