Điểm nhấn trong sự nghiệp
Tay vợt có cha và mẹ đều là người Nga di cư sang nước Úc, sinh năm 1999 tại Sydney, có những trải lòng rất dài sau khi giành danh hiệu của cuộc đời: Ngôi vô địch Masters 1.000 đầu tiên ở trong sự nghiệp 7 năm lăn lộn...
“Tôi đang cảm thấy bình tĩnh, thành thật mà nói là như vậy. Tôi đã làm việc cả đời để chơi các trận đấu như thế này, vì thế, không có điểm nào lo lắng hay e sợ. Tôi thích thú thi đấu ở các trận đấu quan trọng, bán kết - chung kết - những giải đấu lớn trước những đám đông lớn ở các sân đấu lớn. Ở đó tôi mới cảm nhận thứ quần vợt hay nhất”.
“Tôi bước ra sân đấu, tôi muốn đưa ra tuyên bố của mình ngay từ game đấu đầu tiên. Và tôi nghĩ tôi đã làm như vậy. Tôi khiến cho anh ấy sợ hãi đôi chút, như là tôi đã từng lên kế hoạch, và tôi đã tiếp tục với thứ tinh thần tương tự”, Popyrin chia sẻ.
“Tôi muốn nói đây là một trong những trận đấu hay nhất sự nghiệp của tôi. Tôi nghĩ rằng là, trước đây tôi đã từng chơi ở cấp độ này, nhưng nếu xét về việc đây là trận đấu giành danh hiệu thì tôi nghĩ là vậy”.
“Tôi không tự hào về trận đấu chung kết mà cái cách tôi đã chơi bóng xuyên suốt cả tuần lễ vừa rồi, thứ quần vợt tôi thể hiện trước các đối thủ hàng đầu. Tôi có tuần lễ tuyệt vời nhất. Trước đây tôi chỉ giành ATP 250, giờ đây, tôi đã đăng quang Masters 1.000. Vì vậy, đây là điểm trong sự nghiệp của tôi”.
“Sau khi thắng Grand Slam trẻ, bạn nghĩ mọi thứ sẽ dễ dàng, nhưng...”
“Khi mà bạn vô địch giải trẻ Roland Garros và trở thành tay vợt hạng 2 trẻ thế giới, bạn tự tin là rồi bạn sẽ thành công và nhanh chóng đạt đến đỉnh cao của bảng xếp hạng hệ giải trưởng thành. Tôi thấy điều này xảy ra với những người Canada - Dennis Shapovalov, và Felix Auger-Aliassime”.
“Nhiều người nhanh chóng chuyển từ hệ giải trẻ sang ATP Tour. Nhưng tôi thì không, và tôi cũng kết thúc sự nghiệp trẻ muộn hơn bọn họ. Sau khi vô địch giải Grand Slam trẻ, bạn nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ dễ dàng”.
“Nhưng thực tế lại không phải như vậy, rất xa với điều đó. Rất khó để lọt vào tốp 100 của thế giới. Tốp 250 cũng như vậy. Tốp 100 thế giới thì lại là một đẳng cấp hoàn toàn khác hẳn. Giữ vững vị trí trong tốp 100 là rất khó khăn. Sau đó là tốp 50, lại khó khăn một lần nữa”.
“Khi còn là một tay vợt trẻ, bạn sẽ không thấy những bước đi này. Nhưng hồi 2021, tôi đã phải xoay sở để vượt qua chúng. Tôi giành chiến thắng ở ATP 250, lọt vào tốp 60. Khi đó tôi mới 21 tuổi, tôi nghĩ: "Chắc chắn mình không tuột hạng, sẽ chỉ thăng tiến”.
“Nhưng ở mùa giải tiếp theo, tôi mất hết điểm số. Tôi chỉ thắng vỏn vẹn 3 trận ở trong mùa, văng ra khỏi tốp 120 và kết thúc mùa giải ở vị trí đó. Năm sau, để tham dự Australian Open, tôi phải xin một suất wild-card”.
“Sau đó, tôi từng bước tiến đến vị trí mà tôi muốn có, vị trí mà tôi đang có. Tôi đang nói về năm ngoái, một năm rất quan trọng với tôi. Tôi giành ngôi vô địch trên mặt sân đất nện tại Umag, chơi tốt ở một số giải Masters 1.000 và trở lại tốp 50 thế giới”.
Thăng trầm và thành công
“Và mùa giải này có rất nhiều thăng trầm. Tôi không thể bảo vệ được tất cả điểm số của bản thân, tôi bắt đầu mùa giải ở hạng 38 và xếp hạng 62 cho đến tuần rồi. Tôi đã phải mạo hiểm vì đến Cincinnati, tôi phải bảo vệ nhiều điểm số - năm ngoái tôi lọt đến tứ kết”.
“Tất cả những suy nghĩ này liên tục quay cuồng trong tôi, và tôi cần phải thôi suy nghĩ về thứ đó. Tuần này, tôi đã làm tốt khi ngăn chặn các luồng suy nghĩ này. Lleyton Hewitt ở với tôi hồi tuần trước tại Thế vận hội và giúp đỡ tôi rất nhiều như những gì anh ấy làm trước đây”.
“Sau trận đấu với Alexander Zverev, anh ấy nói: “Cậu vừa chơi với một trong những tay vợt giỏi nhất thế giới, một trong những người am hiểu nhất, và cậu đã thi đấu rất tuyệt vời khi đánh bại cậu ta. Hewitt giúp tôi thay đổi khiếm khuyết. Tôi nợ anh ấy điều đó”.