“Để thi đấu như vậy, ngay trong trận Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, là rất tuyệt vời!”, Kimiko cho biết trên AFP, “Để giữ được sự lành lùng giống như vậy, ngay từ thời điểm bạn bước vào sân đấu, cho đến điểm số cuối cùng, là không hề dễ dàng. Nếu có ấy tiếp tục phát triển theo cái cách mà cô ấy đang thể hiện trong suốt 2 tuần lễ vừa rồi, và giữ nguyên động lực thi đấu của mình, cô ấy có thể tiến lên để trở thành tay vợt Nhật Bản đầu tiên chiếm ngôi Nữ hoàng”.

“Ở thời điểm hiện tại, Osaka đang thể hiện năng lực của bản thân trong làng quần vợt nữ thế giới – bằng chính nội lực của cô ấy, nội lực của một tay vợt châu Á, nội lực của một tay vợt Nhật Bản. Cho đến bây giờ, mới chỉ có Li Na (tay vợt nữ Trung Quốc đầu tiên giành danh hiệu Grand Slam – ở French Open 2011, sau đó cô đã thắng thêm danh hiệu Australian Open 2014 trước khi giải nghệ vào tháng 9 cùng năm) từng sở hữu thứ thể lực để tung ra thứ nội lực tương tự giống như vậy”, Kimiko nhận xét.
“Bạn có thể nói rằng, Serena ý thức được nội lực của Osaka. Và cô ấy vẫn đang tiến bộ hàng ngày. Những tay vợt hàng đầu sẽ phải nghiên cứu kỹ cô ấy ngay vào lúc này, còn chính bản thân cô ấy, cô ấy phải tiến từ vị thế của một kẻ thách thức đến vị thế của một kẻ có thể tạo ra kết quả. Dù sao, những gì đã xảy ra ở New York trong trận đấu chung kết, việc bầu không khí đêm trao giải chuyển sang trạng thái như vậy sau khi Osaka thắng được danh hiệu lớn đầ tiên là một điều thật đáng tiếc”, Kimiko nói.

Với ngôi vô địch US Open 2018, Osaka đã “leo” 12 bậc trên bảng điểm xếp hạng của WTA, cô hiện đang giữ vị trí Hạng 7 thế giới. Thành tích này biến Osaka trở thành “nhi nữ Nhật Bản” có thứ hạng thế giới cao nhất kể từ khi Kimiko vươn lên vị trí Hạng 4 trên bảng điểm xếp hạng của WTA hồi năm 1995. Người ta sẽ tiếp tục nói, bàn luận, tranh cãi về hành vi của Serena Williams trong và sau trận đấu chung kết đơn nữ, nhưng cũng phải dành thời gian để nói về chiến thắng tuyệt vời của Osaka, vì cô xứng đáng với điều này.