Khi ấy, hạng Nhất sẽ có sự đóng góp đến 4/10 đội thuộc khu vực ĐBSCL, con số đông nhất từ trước đến nay. Gồm các đội An Giang (thăng hạng Nhất ở mùa này), hai cựu hạng Nhất là Long An và Đồng Tháp cùng với việc đang gần đón chào Cần Thơ. Một sự “xum họp” mà hẳn không có người hâm mộ nào ở khu vực này mong chờ.
Cái thiếu bấy lâu của bóng đá ĐBSCL chính là chuyện tài chính. Phong trào ở đây rất mạnh, nguồn lực cũng vô tận mà có thời điểm người ta thấy cầu thủ Đồng Tháp thi đấu ở nhiều CLB từ Bắc vào Nam trong cùng thời điểm. Các nhà cầm quân như Phạm Công Lộc, Lai Hồng Vân, Trần Công Minh, Huỳnh Ngọc San nhận được lời mời gọi từ nhiều nơi. Hay ở các giải trẻ, Đồng Tháp, An Giang hay Long An thường có đại diện tham dự Vòng chung kết.
Kiên Giang đã dừng bước cách đây vài năm, An Giang cũng giã từ bóng đá đỉnh cao từ 4-5 năm qua và đến nay mới mạnh dạn quay trở lại hạng Nhất. Cà Mau vừa thử sức 1 mùa hạng Nhất 2017 (họ suýt bỏ cuộc trước mùa giải vì thiếu kinh phí), cũng không chịu nỗi.
Câu chuyện kinh phí, nhân lực vẫn đang là bài toán khó ở Cần Thơ, Đồng Tháp mùa này và đó cũng là hạn chế của họ ở những thời điểm cần tăng tốc. Hành trình của Cần Thơ không khác gì Kiên Giang đang va phải trước đây và xem ra khó để ngăn chận cú trượt này. Có ý kiến cho rằng "nên thuận theo tự nhiên”, cứ cho xuống hạng, làm lại cho đến khi nào mạnh thì hẳn tính quay lại". Vâng, làm bóng đá chuyên nghiệp, nếu hạn chế quá nhiều thì đừng gồng gánh, cố quá.