HLV Goran Ivanisevic kể về Novak Djokovic (I): Chia tay vì cảm giác giống như bão hòa, những chuyện thú vị khi cậu ấy la hét trên sân

Goran Ivanisevic vừa có những trải lòng với Sport Klub, sau khi chia tay với Novak Djokovic - sau 5 năm gắn bó. Cuộc chia tay diễn ra thân thiện, đầy tôn trọng từ cả 2 bên, theo cái kết... thuận tự nhiên nhất cho mối quan hệ của bộ đôi thành công nhất trong lịch sử quần vợt, với vai trò HLV - tay vợt!

Ivanisevic và phóng viên
Ivanisevic và phóng viên

Làm việc cùng Djokovic như khi ngồi trên... băng ghế của Real Madrid

Ivanisevic chia sẻ khi trả lời phỏng vấn phóng viên Sasa Ozmo: “Chà, thật thú vị, một vinh dự tuyệt vời, một trách nhiệm lớn lao và tôi vô cùng tự hào”.

“Nhưng nó lại rất hỗn loạn, dù chẳng liên quan gì đến sự hợp tác của chúng tôi cả, đơn giản, nó hỗn loạn vì mọi thứ cứ thế xảy ra”, Ivanisevic tiết lộ.

“Trong đội, chúng tôi đã từng nói đùa rằng, bất cứ nơi nào tôi đi đến, đều có những chuyện tồi tệ và không may mắn”, “Đại sư phụ” người Serbia nhớ lại.

“Đó chính xác là cách mọi thứ bắt đầu, từ năm 2019: Là chấn thương vai của Djokovic tại US Open, sau đó là mọi thứ xảy ra với dịch Covid-19”.

“Nhưng Djokovic giống như là một thể chế vậy. Cậu ấy là tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại, và thật sự là một VĐV vĩ đại nhất từ xưa đến nay”.

“Là một HLV, bạn luôn là tâm điểm của sự chú ý, bạn luôn luôn có lỗi. Khi Marian Vajda còn ở đó, chúng tôi gánh vác cùng nhau, nhưng khi ông ấy bỏ đi, tôi ở lại với làn đạn”.

“Tuy nhiên, tôi mãi mãi biết ơn Novak. Cậu ấy đã cho tôi cơ hội và tôi tận dụng tối đa cơ hội đó. Kết quả tự nói lên nhiều điều”, Ivanisevic cười và chia sẻ.

“Tự bản thân kết quả và thành tích đã nói lên mọi thứ. Không ai có thể tẩy hay xóa chúng đi. Chúng được viết bằng màu trắng - đen. Nói chung, 5 năm quá tuyệt vời”.

Ivanisevic vs Djokovic 05.jpg
Cùng nhau, họ giành được nhiều vinh quang

Cảm giác như bão hòa

“Không thật sự có lý do rõ ràng nào cả cho việc 2 người chúng tôi chia tay. Lý do thật sự có lẽ là cảm giác bão hòa sau 5 năm trời khó khăn và căng thẳng”.

“Mọi người quên mất, quãng thời gian đó vắt ngang qua đại dịch Covid-19, họ quên mất, có thời điểm cậu ấy bị coi là kẻ phản diện vĩ đại nhất hành tinh vì từ chối tiêm ngừa...”.

“Vì vậy, sau đó thì, chúng tôi không được phép ở lại đất nước này, và chúng tôi không được phép đến đất nước kia, khi chúng tôi di chuyển qua lại”.

“Ý của tôi là, chúng tôi luôn bị đặt trong tình thế lấp lửng - là chơi, không sẵn sàng chơi, rồi các hạn chế cấm chúng tôi lại... thay đổi. Chưa kể tình trạng hỗn loạn ở Úc”.

“Vì vậy, vâng, chúng tôi đã đạt đến độ bão hòa nhất định, như tôi thường nói: “Độ bền mỏi của vật liệu. Giống như một chiếc ô tô, nó cần được điều chỉnh và bảo dưỡng thường xuyên”.

Ivanisevic vs Djokovic 03.jpg
Dù cùng nhìn về một hướng, nhưng có thời điểm, cảm giác về nhau đã bão hòa...

“Về cơ bản, tôi bắt đầu mệt mỏi, chán gặp mặt cậu ấy, cậu ấy cũng chán gặp mặt tôi. Trong mọi trường hợp, tôi cảm thấy không còn hữu ích nữa”.

Trước sau gì điều đó cũng xảy ra, không bắt buộc ở US Open

“Cảm giác đó chưa từng xảy ra ở Mỹ. Ý của tôi là, nó chưa từng thật sự xảy ra. Nhưng mà, lần đầu tiên tôi cảm nhận điều đó, chính xác là ở US Open”.

“Tôi sẽ không nói xa đến tận Wimbledon, dù tất nhiên tay vợt luôn chịu ảnh hưởng lớn nhất sau trận thua nặng nề đó. Xin chúc mừng Carlos Alcaraz”.

“Sau đó, chúng tôi đến Mỹ. Không cần phải nói, ở đó là một chặng đường quá kinh ngạc với trận chung kết ở Cincinnati, rồi đăng quang tại US Open”.

“Tuy nhiên, ngay ở vào thời điểm đó, tôi bắt đầu cảm nhận rằng, cái kết giữa 2 người chúng tôi đã rất cận kề. Vấn đề chỉ là, liệu điều đó sẽ xảy ra vào cuối năm nay hay thời điểm nào”.

“Không có thời điểm đúng hay sai, chỉ có khoảnh khắc khi đó xảy ra, thì 2 người đều đồng ý rằng, đã đến lúc phải như vậy”.

“Nhìn chung, sự mệt mỏi đã dần hình thành trong bản thân tôi, và ở trong cả con người cậu ấy. Novak với Marian Vajda cũng vậy, và với Boris Becker cũng như thế”.

“Đó là con người của Djokovic, là cách mà cậu ấy giao tiếp và diễn đạt, trên sân, ở trong mọi trận đấu, tất cả đều được phép, thậm chí cậu ấy đã la hét, đa phần tôi không nghe vì quá ồn”.

Ivanisevic vs Djokovic 06.jpg
Djokovic luôn tìm cách "kết nối" với Djokovic

Những chuyện thú vị khi Djokovic la hét trên sân đấu

“Có rất nhiều thí dụ thú vị và mắc cười về chuyện Djokovic la hét trên sân đấu. Cậu ấy thật sự không bao giờ thích đến gần khu đội của mình và hỏi han thứ gì đó cả đâu”.

“Cậu ấy luôn thích la hét hơn, dù là ở khoảng cách ba mươi mấy mét trở lên, đương nhiên là tôi chẳng thế nghe cậu ấy nói gì cả”.

“Ví dụ nhé, cậu ấy để thua game khi cầm giao bóng dù thật sự cậu ấy giao bóng rất tốt. Tuy vậy, cậu ấy bỏ lỡ vài cú thuận tay. Thế là cậu ấy hét lên: “Quái quỷ gì với quả giao bóng của tôi?”.

“Còn tôi, tôi chẳng thể cất tiếng hát trong 5 giây rằng là, “Chẳng có gì với quả giao bóng của cậu cả, vấn đề chỉ là các cú thuận tay mà thôi”.

“Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu suy nghĩ làm sao để giao tiếp cho cậu ấy hiểu, thì cậu ấy lại chuyển câu hỏi: “Cái quái gì với quả trả giao bóng của tôi vậy?”.

“Tôi luôn được biết đến với chất giọng mỏng và nhỏ, thế nên rất khó nghe tôi nói gì. Do đó, chúng tôi đồng ý rằng, Miljan Amanovic (chuyên gia vật lý trị liệu) truyền đạt điều tôi nói”.

“Mục đích luôn là giành chiến thắng của trận đấu, nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này, chúng ta nhìn lên và thấy đám mây mưa, chúng ta tự hỏi cậu ấy có nghĩ gì không?”.

“Có những thứ tế nhị mà bạn phải phản ứng trong vài giây với một cách thức thích hợp nhất nhưng điều đó không dễ dàng như vậy”.

“Khi chúng tôi căng thẳng, cái nóng trong tâm trí cũng có thể ập đến. Có câu chuyện khôi hài ở Adelaide hồi năm ngoái, khi cậu ấy chơi chung kết chống Sebastian Korda”.

“Mặt trời lặn, chúng tôi không thể nhìn rõ, tình trạng lộn xộn trên sân, Korda thi đấu không thể tin nổi và Djokovic để thua ván đấu đầu tiên”.

“Sau đó, mọi thứ cân bằng hơn ở ván 2. Nhưng Kora vẫn nhỉnh hơn. Lúc này, Djokovic chỉ có cách chúng tôi ngồi có 1 mét”.

“Cậu ấy hỏi với về phía chúng tôi, có gì xảy ra với lối chơi của cậu ấy vậy? Khi chúng tôi vẫn đang trao đổi, cậu ấy hét vào mặt em trai mình: “Nói với anh đi, chuyện gì đang không ổn”.

“Em trai Djokovic đứng hình trong vài giây, trước khi đáp lời: “Anh à, hãy tìm lại sự bình yên ở trong nội tâm mình”.

Djokovic la hét.jpg
La hét trên sân là thói quen kết nối của Djokovic

Tin cùng chuyên mục