Cụ thể, một lần trong trận đấu với Saudi Arabia, tương tự cuộc tiếp đón Australia trên sân Mỹ Đình, và hai lần ở trận đấu gặp chủ nhà Oman. Trong 4 tình huống trận đấu tạm dừng để trọng tài xem kỹ băng hình bằng công nghệ VAR, chỉ một lần thầy trò HLV Park Hang-seo được hưởng quyết định có lợi.
Đó là bàn thắng mở điểm của Nguyễn Tiến Linh vào lưới Oman ở phút 40. Tuy nhiên, trọng tài Adham Makhadmeh đã “soi” rất kỹ pha cắt bóng của Hồ Tấn Tài liệu có vào bằng gầm giày hay chưa? Thậm chí, khi không bắt được lỗi của hậu vệ Việt Nam, “vua áo đen” người Jordan này còn tua tiếp băng hình xem Công Phượng trước đó có rơi vào thế việt vị? Một bàn thắng của Việt Nam mà “vua áo đen” phải xem hai tình huống khác nhau trước khi đưa ra quyết định, có lẽ điều hiếm thấy với bóng đá thế giới chăng!?
Nhưng cao trào xảy ra ở trận đấu với Australia, Hồng Duy tung ra pha dứt điểm đưa bóng chạm tay Rhyan Grant trong vòng cấm. Nhưng trọng tài Al Jassim (Qatar) dù được công nghệ VAR can thiệp đã nhận định trung vệ của Australia không cố tình dùng tay, đồng nghĩa Việt Nam không được hưởng phạt đền.
Ngặt một nỗi, cả ba lần Việt Nam hưởng quyết định bất lợi từ công nghệ VAR đều diễn ra vào thời điểm nhạy cảm. Saudi Arabia sau khi được chơi hơn người đã ngược dòng đánh bại Việt Nam 3-1. Australia thoát thua quả phạt đền nhanh chóng có bàn thắng duy nhất để giành 3 điểm tại Hà Nội. Oman cũng có bàn thắng thứ 3 để chấm dứt mọi hy vọng của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Toàn đội sẽ xuất hiện những ức chế về mặt tâm lý. Tuy nhiên, các quyết định bất lợi đến từ công nghệ VAR chỉ là một phần dẫn đến bốn thất bại liên tiếp của Việt Nam. Bởi chúng ta không thể phủ nhận rằng, khoảng cách về mặt trình độ, và thiếu kinh nghiệm trong lần đầu tham dự vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup mới là nguyên nhân quan trọng.