Tâm sự với chúng tôi, Văn Thị Thanh chia sẻ: “Khi còn là cầu thủ tôi đã cống hiến hết mình với bóng đá và góp một phần nhỏ cho bóng đá nước nhà. Người dân Việt Nam rất yêu bóng đá, bạn có thể thấy ở khắp mọi nơi, một dòng máu anh hùng chảy trong người của những chiến binh sao vàng.
“Tôi luôn nhớ những khoảnh khắc mình và đồng đội, đã đem lại những cảm xúc hạnh phúc vỡ òa cho người hâm mộ. Đời cầu thủ đó là điều quan trọng nhất, tuy rằng luôn có những khó khăn cho những cầu thủ bóng đá nữ. Những hoài niệm luôn đem đến cho chúng ta những động lực, để tiếp lửa cho thế hệ tương lai. Bóng đá cộng động ra đời như một sự tất yếu, cho sự phát triển của xã hội”.
“Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao, để đảm bảo cho một sự hoàn thiện của thế hệ tương lai.Tôi muốn đem đến những điều tốt nhất từ những kinh nghiệm thực chiến, cũng như những điều đã học được khi còn là vận động viên và bây giờ là huấn luyện viên, để truyền đạt cho các em. Đó cũng là chính sách của nhà nước, khi muốn nhân rộng các môn thể thao phong trào mục đích để nâng cao sức khỏe cũng như tránh xa các tệ nạn.
Và mục tiêu xa hơn là tìm kiếm những tài năng thể thao trong cả nước. Bóng đá môn thể thao vua thì không thể thiếu. Không một môn thể thao nào đưa mọi người đến gần nhau như vậy chỉ có thể là bóng đá.
“Tôi thực sự rất vui và hạnh phúc khi làm công việc này, khi thấy các em hăng say chơi bóng, những nụ cười hồn nhiên rạng rỡ, vô tư, trong sáng, những giọt mồ hôi của sự hăng say, sau một năm học tập vất vả.Tôi hiểu ý nghĩa và mục đích của công việc mình đang làm là đúng. Bóng đá cộng đồng là như vậy. Hạnh phúc đơn giản chỉ như vậy “tôi hạnh phúc. khi bạn hạnh phúc” – Văn Thị Thanh nói.