U21 ATP World Tour Finals – hay còn gọi là giải “Bát đại cao thủ trẻ” đã áp dụng khá nhiều thay đổi mang tính cách mạng, các ván đấu chỉ đánh đến 4 game đấu (thay vì 6 game đấu như bình thường), không tính lợi điểm (nghĩa là thắng điểm trực tiếp khi hòa điểm nhau), không tính bóng chạm lưới khi giao bóng (bóng chạm lưới không cần giao bóng lại), một đồng hồ được đặt giữa sân đấu để tính 25 giây giữa các điểm số (hạn chế các tình huống kéo dài thời gian thi đấu), các HLV được chỉ đạo cho các học trò thông qua tai nghe ở trên sân, thông số kỹ thuật của các tay vợt được thông báo giữa các ván đấu, hệ thống điện tử Mắt Diều hâu thay thế cho trọng tài biên và các CĐV được phép tự do di chuyển khi các tay vợt vẫn đang chơi bóng.
Với quá nhiều thay đổi, giải đấu tại Milan được xem là giải đấu thử nghiệm, giải đấu tiên phong cho những thay đổi trong tương lai. Nhưng những thay đổi không phải lúc nào cũng tốt và Rublev, hạt giống số 1 của giải, không giấu diếm sự không hài lòng với những thay đổi này, dù anh đã giành được 2 trận thắng ở đây: “Khi họ đặt ra những luật chơi mà không thay đổi lối chơi của quần vợt, như vậy mới OK. Nhưng tôi không thích khi họ có thay đổi lối chơi của quần vợt. Bởi vì với việc đánh đến game đấu thứ 4, không có lợi điểm, họ đã thay đổi lối chơi của quần vợt. Với những luật lệ này, bất kỳ người nào cũng có thể đánh bại bất cứ ai, và theo quan điểm của tôi, như vậy có đôi chút không công bằng, vì theo quy nghĩ của tôi, người giành được chiến thắng chung cuộc phải là người làm việc cật lực hơn hẳn bất kỳ ai khác”.
“Đột nhiên, với những luật chơi mới, một gã có lẽ chưa chắc đã thi đấu đúng đắn và không thể không chuyên nghiệp bằng, nhưng vì cách nào đó, vẫn có cơ hội giành chiến thắng dễ dàng hơn, để thi đấu với tất cả những đối thủ còn lại và đăng quang giải đấu, tôi nghĩ như vậy là không công bằng”, Rublev cho biết thêm, “Tất cả mọi luật chơi, ngoại trừ hệ thống điện tử Mắt Diều hâu và đồng hồ đếm ngược, đều có tác động thay đổi. Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến lối chơi của quần vợt”.
Tất nhiên, không phải ai cũng có cùng quan điểm với Rublev. Tay vợt trẻ người Mỹ Jared Donaldson, người không giành nổi 1 trận thắng nào ở bảng B, cho biết: “Tôi không thật sự nghĩ rằng, vấn đề tùy thuộc vào quan điểm của bản thân tôi. Tôi nghĩ, điều đó phụ thuộc vào việc các CĐV muốn gì. Nếu các CĐV muốn thấy quần vợt với những thay đổi luật chơi này, thì sau đó, quần vợt nên được chơi theo những thay đổi đó. Nếu CĐV không thích, thì chẳng có thay đổi, thế thôi. Mỗi một luật lệ đều có nguyên tắc của nó. Dựa trên việc, nó cố gắng hoàn thiện điều gì, và đó luôn là điều có mục đích ban đầu là tốt đẹp. Nếu luật lệ đó có vấn đề, sẽ có một điều luật khác xuất hiện để chỉnh sửa. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, hay người hâm mộ nghĩ rằng nó cần được điều hướng cụ thể, tôi nghĩ, sẽ có những điều luật mới sửa chữa”.
Với quá nhiều thay đổi, giải đấu tại Milan được xem là giải đấu thử nghiệm, giải đấu tiên phong cho những thay đổi trong tương lai. Nhưng những thay đổi không phải lúc nào cũng tốt và Rublev, hạt giống số 1 của giải, không giấu diếm sự không hài lòng với những thay đổi này, dù anh đã giành được 2 trận thắng ở đây: “Khi họ đặt ra những luật chơi mà không thay đổi lối chơi của quần vợt, như vậy mới OK. Nhưng tôi không thích khi họ có thay đổi lối chơi của quần vợt. Bởi vì với việc đánh đến game đấu thứ 4, không có lợi điểm, họ đã thay đổi lối chơi của quần vợt. Với những luật lệ này, bất kỳ người nào cũng có thể đánh bại bất cứ ai, và theo quan điểm của tôi, như vậy có đôi chút không công bằng, vì theo quy nghĩ của tôi, người giành được chiến thắng chung cuộc phải là người làm việc cật lực hơn hẳn bất kỳ ai khác”.
“Đột nhiên, với những luật chơi mới, một gã có lẽ chưa chắc đã thi đấu đúng đắn và không thể không chuyên nghiệp bằng, nhưng vì cách nào đó, vẫn có cơ hội giành chiến thắng dễ dàng hơn, để thi đấu với tất cả những đối thủ còn lại và đăng quang giải đấu, tôi nghĩ như vậy là không công bằng”, Rublev cho biết thêm, “Tất cả mọi luật chơi, ngoại trừ hệ thống điện tử Mắt Diều hâu và đồng hồ đếm ngược, đều có tác động thay đổi. Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến lối chơi của quần vợt”.
Tất nhiên, không phải ai cũng có cùng quan điểm với Rublev. Tay vợt trẻ người Mỹ Jared Donaldson, người không giành nổi 1 trận thắng nào ở bảng B, cho biết: “Tôi không thật sự nghĩ rằng, vấn đề tùy thuộc vào quan điểm của bản thân tôi. Tôi nghĩ, điều đó phụ thuộc vào việc các CĐV muốn gì. Nếu các CĐV muốn thấy quần vợt với những thay đổi luật chơi này, thì sau đó, quần vợt nên được chơi theo những thay đổi đó. Nếu CĐV không thích, thì chẳng có thay đổi, thế thôi. Mỗi một luật lệ đều có nguyên tắc của nó. Dựa trên việc, nó cố gắng hoàn thiện điều gì, và đó luôn là điều có mục đích ban đầu là tốt đẹp. Nếu luật lệ đó có vấn đề, sẽ có một điều luật khác xuất hiện để chỉnh sửa. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, hay người hâm mộ nghĩ rằng nó cần được điều hướng cụ thể, tôi nghĩ, sẽ có những điều luật mới sửa chữa”.
Jared Donaldson có quan điểm khác hẳn Rublev, theo anh, quan trọng là các CĐV muốn gì...
Rublev sẽ đấu với Borna Coric (Croatia) ở bán kết. Coric đã giành ngôi đầu bảng B sau trận thắng thứ 3 liên tiếp trước Karen Khachanov (Nga) với điểm số 3-4 (3-7), 2-4, 4-2, 4-0 và 4-2. Vị trí nhì bảng và tấm vé thứ 2 thuộc về Daniil Medvedev (Nga), sau chiến thắng trước Donaldson với điểm số 3-4 (3-7), 4-2, 4-3 (7-1), 4-0. Medvedev sẽ đấu với “soái ca Hàn Quốc” Hyeon Chung, người phải đeo mắt kiếng khi thi đấu và gặp khá nhiều phiền phức vì các hành động tháo mắt kiếng, chùi mồ hôi trên mắt kiếng và liên tục bị trọng tài nhắc nhở vì vi phạm giới hạn thời gian giữa các điểm số do đồng hồ quy định trên sân. Nhưng với Hyeon, anh không thấy vấn đề gì: “Bị nhắc nhở và cảnh báo như vậy, thật là thú vị”.
Hyeon Chung gặp khá nhiều rắc rối với cái mắt kiếng của mình, nhưng anh vẫn cảm thấy thú vị