Thiem chia trẻ trên trang chủ ATP Tour: “Giải đấu này vốn không hề cũ kỹ, tôi nghĩ rằng, nó cũng chẳng bao giờ già đi. Giải đấu này vẫn luôn đầy đặc biệt, và nó vẫn luôn hiện diện ở đó, như vậy khiến cho tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng cùng lúc đó, thể thao là một ngành kinh doanh phát triển rất nhanh, và mọi người đều khao khát mỗi ngày. Lợi thế của tôi chỉ là con số 0, vì đã từng là một nhà vô địch của US Open!”.
Hồi 2 năm trước, Thiem chơi trận đấu hay nhất đời người, giành lấy danh hiệu lớn nhất sự nghiệp. Anh lội dòng nước ngược để đánh bại Alexander Zverev với điểm số 2-6, 4-6, 6-4, 6-4, 7-6 (8-6) trong trận chung kết; qua đó, giành ngôi vô địch US Open 2020, thắng danh hiệu Grand Slam đầu tay trong sự nghiệp. Trước đó, ở bán kết, anh cũng đánh bại Daniil Medvedev, khi đó đã trở thành “một thế lực” của Flushing Meadows, ở trận đấu vòng bán kết. Với Thiem đó là một kỷ niệm đẹp tươi!
Nhưng sau đó, Thiem rơi vào “kiếp trầm luân”, suốt 14 tháng trời. Anh sa sút phong độ, đánh đâu thua đó. Có người thân cận tiết lộ, Thiem bị khủng hoảng tâm lý, vì sau khi thắng danh hiệu Grand Slam đầu tay, anh đã lâm vào tình trạng hoang mang không xác định được động lực tiếp theo của mình. Mọi thứ càng đen tối hơn khi anh dính chấn thương cổ tay ở Mallorca hồi tháng 6 năm ngoái. Thiêm phải nghỉ đến 9 tháng trời…
Thiem phải rất kiên trì, vượt qua áp lực - khủng hoảng tâm lý, chữa trị chấn thương cổ tay, và quay trở lại đây ngày hôm nay, tại US Open 2022. Chính Flushing Meadows đã nhiều lần chứng kiến sự kiên trì xoay chuyển cục diện của tay vợt người Áo. Trong trận đấu mở màn Western & Southern Open hồi 2 năm trước (do tình hình dịch bệnh thời điểm đó, nhiều giải đấu được tổ chức trong Khu Flushing Meadows), Thiem khởi đầu thảm hại, anh thua Filip Krajinovic (Serbia) với điểm số 2-6, 1-6 và bị loại ngay lập tức.
Thiem nhớ lại: “Điểm số mang tính hủy diệt và tôi chỉ thắng được 2 game, rồi 1 game, ở trong 2 ván đấu. Mọi chuyện khi đó rất khó, vì thông thường khi bạn thua, bạn rời khỏi giải đấu, đến với địa điểm khác, bạn có thể khởi động lại bản thân. Nhưng thay vào đó, mọi thứ vẫn như cũ. Tôi vẫn phải ở lại Flushing Meadows, ở lại khách sạn trong 1 hay 2 ngày gì đó, vì Khu vực trong chế độ Bong bóng phòng chống Covid. Ngồi trong phòng khách sạn, tôi cố xem TV, cố tìm thứ gì đó để làm xao lãng bản thân”.
Nhưng rồi Thiem rất kiên trì, rũ bỏ sự thất vọng, bật lại chế độ tự tin và thi đấu cực hay ở US Open. Anh lọt đến tận trận chung kết khi chỉ đánh mất 1 ván. Anh thức dậy sáng 13-9-2020 như bất kỳ ngày nào khác. Sau thất bại trong 3 trận chung kết Grand Slam liên tiếp (2 lần thua ở chung kết Roland Garros trước Rafael Nadal trong các năm 2018 và 2019, thua ở chung kết Australian Open 2020 trước Novak Djokovic), giờ đây Thiem lại có 1 cơ hội rõ ràng mà lần này, không không phải đối mặt với đại biểu của Big Three.
“Thật ra, tôi nhớ buổi sáng đó rất rõ”, Thiem tâm sự, “Tôi chỉ nhớ đó là buổi sáng bình thường. Tôi có màn khởi động làm nóng rất tốt với HLV Nicolas Massu. Tôi có cảm giác rất tuyệt vời. Nó chẳng hề khác biệt với 3 trận chung kết Grand Slam khác mà tôi từng kinh qua. Nhưng rồi thì, những thứ tồi tệ bắt đầu khi trận đấu chung kết vừa khởi đi. Tôi kiểu như đột nhiên cảm thấy lo lắng đến khó tin, căng thẳng đến khó tin…”.
Cơ hội tuyệt vời để đạt được giất mơ chợt trôi tuột, khi Thiem sớm để thua trước 2 ván đấu mở màn giữa cái SVĐ Arthur Ashe trống hoác vì không có khán giả (khán giả không được vào trong khán đài vì dịch bệnh). Thiem nhớ lại: “Tôi có thả lỏng bản thân và tự nhủ: “Tôi không không thư giãn ngay bây giờ, nếu tôi không thả lỏng bản thân ngay lúc này, tôi sẽ thua trận. Đó là cơ hội cuối cùng, nơi tôi phải thả thắng tay, để chơi quyết liệt hơn, đánh bóng nhanh chóng hơn”. Anh đã có cơ hội trong ván đấu thứ 3…
HLV Massu cũng nhớ lại và kể rằng ông nhìn thấy động lực chiến đấu và kiên trì nơi người học trò của mình: “Tôi nghĩ điều đó đã thay đổi mọi thứ với cậu ấy. Có lẽ khi bạn bị dẫn trước 2 ván đấu, bạn nhìn vào trận đấu và bắt đầu nghĩ rằng bạn đã ở quá xa. Nhưng khi bạn thắng được break-point ở ván đấu thứ 3 và gần như sắp thắng ván đấu, rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2, bạn thấy mọi thứ không còn quá xa xôi như vậy. Nếu bạn thắng lại được ván 3, bạn sẽ có lại một cơ hội”.
Gỡ 1-2, Thiem bước vào ván 4 hừng hực khí thế. Anh thắng luôn ván này, cân bằng tỷ số 2-2. Ở trong ván đấu thứ 5, ván quyết định, 2 tay vợt chơi giằng co căng thẳng. Zverev giao bóng cho ngôi vô địch khi dẫn 5-3, nhưng Thiem lại quật khởi và cầm giao bóng cho ngôi vô địch khi dẫn điểm 6-5. Nhưng không tay vợt nào tận dụng được cơ hội của mình. HLV Massu hầu như phải đứng lên để theo dõi trận đấu…
“Các tay vợt hẳn đều có cảm giác: “Có lẽ đây là cơ hội để tôi giành danh hiệu Grand Slam”. Đó cũng là tại sao, tôi nghĩ đây là trận đấu khó khăn cho cả 2 bên. Dominic và Sascha đều có những khoảnh khắc của mình. Sau đó Dominic bắt đầu chơi tốt hơn còn Sascha bắt đầu gặp khó khi tiến gần chiến thắng. Cuối cùng, khác biệt duy nhất của trận đấu chỉ là 2 điểm. Đôi khi, điểm số này thuộc về phía bạn, nhưng đôi khi nó thuộc về phía bên kia. Tốt cho chúng tôi và cho Dominic, điểm số này đã thuộc về cậu ấy”.
Chiến thắng của Dominic là một ví dụ cho thấy sức mạnh của sự kiên trì không từ bỏ. Đó cũng là tại sao trải qua 14 tháng đầy khó khăn, Thiem rất phấn khởi vì đã được quay lại, để nỗ lực không chỉ trở lại trạng thái đỉnh phong mà thậm chí còn trở nên tốt hơn so với thời điểm tốt nhất của mình: “Bài học tôi học được là, luôn có ánh sáng cuối đường hầm, ngay cả khi bạn nghĩ rằng không có, ngay cả khi mọi thứ là rất khó khăn, khi phải trải qua rất nhiều đau đớn hoặc dường như không còn đường để tiến về phía trước”.
“Nhìn thấy những điều tích cực, dù là rất nhỏ bé đó, là rất quan trọng, không chỉ trong thế giới quần vợt mà hay thể thao, mà còn trong cuộc sống hàng ngày”, Thiem chia sẻ.