Thấy gì ở những kỷ lục ghi bàn tại Premier League

Tại sao chỉ có tiền đạo trong nhóm “Big six”, ngoại trừ Liverpool, mới có những cầu thủ thiết lập kỷ lục ghi bàn hàng đầu mọi thời đại cho CLB trong thập kỷ qua? Đó là câu hỏi của tờ The Guardian đặt ra khi bóng đá Anh quay trở lại với Champions League.
Mohamed Salah phải chơi ít nhất 5 mùa nữa và phải giữ hiệu suất ghi bàn như trong 6 năm qua mới hy vọng phá vỡ kỷ lục 346 bàn của Ian Rush.
Mohamed Salah phải chơi ít nhất 5 mùa nữa và phải giữ hiệu suất ghi bàn như trong 6 năm qua mới hy vọng phá vỡ kỷ lục 346 bàn của Ian Rush.

Trong chiến thắng 7-0 trước Man.United, Mohamed Salah đã trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Liverpool tại Premier League. Tuy nhiên, cần phải phân biệt, Salah không phải là cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại của Liverpool, mà là Ian Rush. Điều này khiến Liverpool là đội duy nhất trong “Big six” không tạo ra một chân sút phá kỷ lục CLB dù theo thống kê, các tay săn bàn vĩ đại nhất đều ở kỷ nguyên Premier League đã ra đời 30 năm qua.

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời của Arsenal là Thierry Henry. Người của Chelsea là Frank Lampard. Của Man.City là Sergio Aguero và Wayne Rooney là của nửa đỏ thành Manchester. Mới đây, Harry Kane trở thành “ông vua” của Tottenham. Đó đều là những cầu thủ vẫn còn thi đấu hoặc đã giải nghệ trong vòng một thập kỷ qua. Rõ ràng là nó có một điểm chung nào đó. Ví dụ như : Sự nghiệp gắn bó dài hơn, bóng đá bây giờ ngày càng tấn công nhiều hơn, số bàn thắng mỗi trận nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong 60 năm qua.

Nhưng cũng có một câu hỏi khác: nếu có những điểm chung như vậy, thì tại sao cùng thời gian, không ai trong số 14 CLB Premier League khác có cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại? Phải chăng, đây là hệ quả của sự mất cân bằng giữa các đội bóng. Nói thẳng ra là chuyện giàu - nghèo. Các đội mạnh càng mạnh hơn, đội yếu thì vẫn thế, nên đá ở đội mạnh thì dễ ghi bàn hơn.

Một khía cạnh rõ ràng hơn của chuyên giàu nghèo, đó là ở những đội bóng yếu, thì tiền đạo mà ghi nhiều bàn thì lập tức bị CLB lớn mua mất. Với tốc độ ghi bàn của mình, Wilfried Bony sẽ phải ở lại Swansea 10 năm mới phá kỷ lục của Ivor Allchurch nhưng thay vào đó, anh ta gia nhập Man.City và số bàn thắng ngày càng ít đi. Hoặc lấy trường hợp của Danny Ings, người sau 37 bàn thắng trong 2 mùa giải cuối cùng ở Burnley, lẽ ra đã có thể lập kỷ lục của George Beel nếu đá thêm 5-7 năm nữa, nhưng thay vào đó lại đến Liverpool và hiện đang trôi dạt đến West Ham…

Harry Kane là người tiến gần kỷ lục ghi bàn Premier League của Alan Shearer, nhưng Totenham của anh gần như không có tiếng tăm ở châu Âu.

Harry Kane là người tiến gần kỷ lục ghi bàn Premier League của Alan Shearer, nhưng Totenham của anh gần như không có tiếng tăm ở châu Âu.

Trong thập kỷ qua, khoảng cách giữa đỉnh và đáy của Premier League đã trở nên lớn hơn rất nhiều. Kể từ khi hiệu số bàn thắng bại được đưa vào điều lệ của giải vô địch Anh từ mùa 1976-1977, thì Liverpool vô địch với hiệu số bàn thắng bại +29 nhưng mùa trước, Man.City vô địch với hiệu số khủng khiếp là +73. Chỉ có 4 lần hiệu số của các nhà vô địch nhiều hơn +70 và 3 trong số đó thuộc về 4 mùa gần nhất. Mức trung bình của hiệu số bàn thắng bại là +50, chỉ có

Leicester trong 24 năm qua vô địch giải đấu với hiệu số bàn thắng bại dưới +40. Trong khi đó, từ mùa giải 1976-1977 đến mùa giải 2004-2005, chỉ có bảy nhà vô địch ghi được hiệu số bàn thắng bại lớn hơn +50.

Từ hiệu số cao ngất ngưỡng đến chuyện các kỷ lục ghi bàn chỉ tồn tại ở nhóm “Big six”, thì có thể nói tính cạnh tranh của giải Ngoại hạng đang có vấn đề dù sự hấp dẫn của nó thì miễn chê. Cũng vì tính cạnh tranh kém, ghi bàn trong nước thì ào ào nhưng ra châu Âu thì không vượt trội so với các đối thủ đến từ Tây Ban Nha, Italy…

Tin cùng chuyên mục