Nhưng với tư cách là nhà cung cấp nội dung, Premier League vẫn có thể khoe khoang: 5 tỷ bảng tiền bản quyền trong nước và 5,05 tỷ khác bản quyền quốc tế từ năm 2022 đến năm 2025 gần như lấn át các giải đấu cạnh tranh, mặc dù so với 7,7 tỷ bảng mỗi mùa mà NFL (Bóng bầu dục Mỹ) thì Premier League còn kém xa. Thỏa thuận sắp tới của NBA (bóng rổ Mỹ) cũng có thể vượt qua Premier League.
Tuy nhiên, trong bóng đá, Premier League gần như không có cạnh tranh. 200 triệu EUR (168 triệu bảng) mà Bundesliga nhận được hàng năm từ bản quyền quốc tế chỉ bằng 1/10 so với 1,9 tỷ EUR ở Anh. Ở vị trí thứ hai là La Liga, nơi đã bán hết các hợp đồng bản quyền ở nước ngoài vào năm 2023 với giá 897 triệu EUR/ năm. Một thỏa thuận dài hạn với ESPN cho đến năm 2029, được cho là trị giá 1,5 tỷ USD. Nếu hợp đồng nội địa mới nhất của La Liga, kéo dài đến 2026-27, trị giá 5 tỷ EUR là trong hơn 5 năm chứ không phải là 3 năm như Premier League. Tương tự, hợp đồng nội địa mới nhất của Serie A trị giá 4,88 tỷ EUR cũng trong 5 năm. Trong khi đó, ở Mỹ, thị trường nước ngoài phát triển nhất, bản quyền Serie A bán cho CBS, được cho là “thấp hơn đáng kể so với thỏa thuận trước đó được ký vào năm 2021, khoảng 60-70 triệu USD mỗi năm”.
Vậy sự thống trị của Premier League có bị đe dọa không? Không có nghĩa là ngay lập tức, nhưng một số dấu hiệu cho thấy mọi thứ không còn êm đềm. Sự hỗn loạn ở Ligue 1 - Pháp, đe dọa các CLB hạng nhất của Pháp có thể phá sản trong một số trường hợp, nên coi đó là một lời cảnh báo. Các giám đốc điều hành của Ligue 1, giải đấu đã không còn Lionel Messi, Neymar và Kylian Mbappé, muốn có hơn 1 tỷ EUR cho bản quyền truyền hình nhưng không tìm được người mua. Trước đây họ đã từ chối những đối tác lâu dài như Canal+ và BeIn Sport của Qatar.
Tuần trước, một thỏa thuận tổng hợp trị giá khoảng 500 triệu EUR đã được ký kết với Dazn – một mạng phát trực tiếp đầy tham vọng có trụ sở tại London với các danh mục đầu tư ở Tây Ban Nha, Đức và Italy. Bên cạnh đó, Ligue 1 cũng có hợp đồng với Amazon, phát một trận mỗi tuần với giá 100 triệu EUR mỗi mùa. Đó là 50% thu nhập truyền hình dự kiến. Và con số này đã có ngay hậu quả: các CLB sẽ ồ ạt bán tài năng, điều này khiến cho việc kiếm tiền từ truyền hình gặp thách thức hơn.
Lòng tham đang hủy hoại tất cả. Những nhà vô địch trước đây của giải đấu lớn nhất thế giới, Serie A từ những năm 1980 cho đến đầu những năm 2000, và La Liga trong thời kỳ hoàng kim giữa Real Madrid-Barcelona vào cuối những năm 2000 cho đến giữa những năm 2010, đều rơi vào tình trạng kinh tế hỗn loạn. Phải chăng Premier League quá mạnh để thoát khỏi số phận đó? Chưa chắc. Một số CLB đang chờ giải quyết các vụ kiện tài chính và pháp lý, trong đó Everton, Chelsea và Manchester City dẫn đầu danh sách. Cuộc vung tay quá trán nhờ nguồn thu khổng lồ từ truyền hình có thể sẽ trả giá. Mà khi không còn đủ tiền mua ngôi sao, chưa chắc Premier League đã giữ được vị thế của mình.