Roland Garros 2013: Isner cứu 12 match-point và... thua!

Cuộc đời của John Isner cao kều rất hay… dính líu đến các trận đấu marathon tưởng chừng như không bao giờ kết thúc. Hồi năm 2010, tại Wimbledon, anh đã trải qua trận đấu 5 ván kéo dài tới 11 giờ 5 phút, đó là trận đấu mà điểm số trong ván quyết định đã “chốt” lại ở con số 70/68, trận đấu mà các khán giả dù chỉ phải… ngồi để theo dõi cũng cảm thấy quá đỗi mệt mỏi. Còn giờ đây, Isner lại liên quan đến một trận đấu dài 5 ván nghẹt thở đầy kịch tính khác - mà người thắng không phải là anh…
Roland Garros 2013: Isner cứu 12 match-point và... thua!

Cuộc đời của John Isner cao kều rất hay… dính líu đến các trận đấu marathon tưởng chừng như không bao giờ kết thúc. Hồi năm 2010, tại Wimbledon, anh đã trải qua trận đấu 5 ván kéo dài tới 11 giờ 5 phút, đó là trận đấu mà điểm số trong ván quyết định đã “chốt” lại ở con số 70/68, trận đấu mà các khán giả dù chỉ phải… ngồi để theo dõi cũng cảm thấy quá đỗi mệt mỏi. Còn giờ đây, Isner lại liên quan đến một trận đấu dài 5 ván nghẹt thở đầy kịch tính khác - mà người thắng không phải là anh…

John Isner hẳn không hiểu nổi vì sao mình cứu đến 12 match-point mà vẫn thua?

John Isner hẳn không hiểu nổi vì sao mình cứu đến 12 match-point mà vẫn thua?

Hết lần này đến lần khác, Isner cố gắng bám trụ trên sân, anh cố gắng cứu mình thoát khỏi từng match-point một. Đó là một trận đấu dài 5 ván rất khó tin, cũng khó tin như trận đấu mà anh từng kinh qua tại All England Club với tay vợt người Pháp Nicolas Mahut. Match-point thứ nhất, thứ 2, thứ 3… thứ 10. Rồi match-point thứ 12 và 13. Isner vốn đã rất bền bỉ, nhưng tay vợt gạo cội người Đức Tommy Haas lại còn bền bỉ hơn rất nhiều. Hết lần này đến lần khác, trong khi John “lớn” (biệt danh của Isner) từ chối các cơ hội kết liễu số phận trận đấu của tay vợt người Đức, thì Haas lại tạo ra một cơ hội khác.

Và cuối cùng, anh đã tận dụng được match-point thứ 13 để kết thúc trận đấu kịch tính ở vòng 3 giải đơn nam Roland Garros 2013 với điểm số 7/5, 7/6 (7-4), 4/6, 6/7 (10-12), 10/8. Với chiến thắng này, Haas trở thành tay vợt già nhất hiện diện ở vòng 4 của French Open kể từ năm 2007.

Isner thú nhận: “Những trận đấu dài thòng này dường như cứ mãi đeo bám theo tôi. Sau này nhìn lại, có thể đối với bản thân tôi, việc để thua sau 3 ván đấu là tốt hơn nhiều. Bởi vì, ngay vào lúc này, tôi cảm thấy rất kinh khủng. Cơ thể tôi như muốn rệu rã, nó rất đau nhức. Nhưng đương nhiên, tôi sẽ phục hồi”.

 Isner cho biết thêm: “Rõ ràng, khi trận đấu bắt đầu căng ra, tôi đã hy vọng những thứ tương tự như ở Wimbldeon không lặp lại. Có thể tôi sẽ vẫy cờ trắng trước một mối nguy cơ tương tự. Điều đó sẽ không tái diễn”.

Trận đấu mà Isner cứu 12 match-point kéo dài trong 4 giờ 30 phút không thể so sánh với trận đấu dài nhất trong lịch sử làng quần vợt thế giới, nhưng nó lại là cột mốc của một kỷ lục mới dành cho Isner - theo ITF, trận đấu đơn nam có nhiều tình huống cứu match-point nhất là trận Adriano Panatta đấu với Kim Warwick ở Rome 1976. Trong trận đấu đó, Panatta đã cứu 11 match-point.

Còn ở trong trận chung kết Roland Garros 2000, Magnus Norman cũng đã cứu 10 match-point trước khi để thua Gustavo Kuerten ở match-point thứ 11. Cứu ngần ấy match-point để rồi… thua thì có nghĩa là vẫn thua, có đúng không?

Chính Haas cũng không nhớ anh đã đối diện với bao nhiều cơ hội kết liễu số phận trận đấu; “Tôi toàn toàn mất dấu trong việc đếm các cơ hội thắng match-point. Mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại, hòa điểm, lợi điểm, hòa điểm, lợi điểm, hòa điểm, rồi lại lợi điểm”.

Tất nhiên, cảm xúc của Haas là tuyệt vời hơn của Isner, trong khi Isner tỏ ra chán ghét trận đấu này, Haas lại nói khác: “Rõ ràng, việc được trở thành một phần của trận đấu này là điều rất tuyệt vời, đặc biệt là khi trận đấu tuyệt vời này diễn ra ở một giải đấu lớn như thế này, và đó là trận đấu mà bạn phải đối mặt với một tay vợt thường hay trải qua các trận đấu dài tương tự. Không may là, có 1 trong 2 người phải chịu thua, và tôi nghĩ rằng nếu người đó là tôi, thì sẽ là rất đáng thất vọng vì tôi đã có quá nhiều cơ hội giành chiến thắng”.

Với kết quả này, Haas đang có thành tích 21 trận thắng - 20 trận thua trong số các trận đấu dài 5 ván. Anh sẽ thi đấu với Mikhail Youzhny ở vòng 4 để tranh suất tứ kết.

ĐỖ HOÀNG

  • Hai cựu vô địch hội ngộ ở tứ kết đơn nữ

Hai nhà cựu vô địch của Roland Garros - Svetlana Kuznetsova (vô địch năm 2009) và Serena Williams (vô địch năm 2002, ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi vô địch năm nay) - sẽ hội ngộ ở trận tứ kết đơn nữ được dự báo sẽ vô cùng hấp dẫn sau khi đánh bại các đối thủ của mình trong ngày thi đấu thứ 8. Kuznetsova đã hạ Angelique Kerber (Đức, hạng 8 WTA) với điểm số thuyết phục 6/4, 4/6, 6/3; trong khi đó, Serena đã giành trận thắng thứ 28 liên tiếp khi đánh bại Roberta Vinci (Italia, hạng 15) 6/1, 6/3.

Svetlana Kuznetsova

Svetlana Kuznetsova

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, nhà cựu vô địch French Open Kuznetsova lọt đến tứ kết ở 2 kỳ Grand Slam liền kề (cô cũng đã lọt đến tứ kết Australian Open trước khi để thua Victoria Azarenka). Xếp hạng 39 thế giới, không được xếp hạt giống, không còn ở đẳng cấp cao nhất, nhưng thi thoảng Kuznetsova vẫn chứng tỏ giá trị và bản lĩnh của một tay vợt lớn từng giành được 2 danh hiệu Grand Slam và cô đã chơi một trận đấu cực hay trước “đệ nhất mỹ nhân của làng quần vợt Đức”.

Trong khi đó, như lẽ thường, Serena tiếp tục thể hiện ưu thế áp đảo trước đại biểu mới nhất của “phần còn lại của thế giới”. Đây không chỉ là trận thắng thứ 28 liên tiếp của cô, đây còn là… trận thắng 2 ván thứ 11 liên tiếp của cô. Với phong độ này, Serena sẵn sàng đả bại Kuznetsova ở tứ kết, nhưng đó sẽ không phải là trận đấu quá dễ dàng.

Ở giải đơn nam, màn phiêu lưu của người hùng Nam Phi Kevin Anderson đã bị tay vợt hạng 5 thế giới người Tây Ban Nha David Ferrer chặn đứng. Ferrer đã giành chiến thắng dễ dàng trước Anderson với điểm số 6/3, 6/1 và 6/1.

T.S.

Tin cùng chuyên mục