Roger Federer: “Tôi không định gây tác động đến Murray”

Trận chung kết Australian Open 2010 đã kết thúc được gần 1 tuần, nhưng những dư âm của nó vẫn còn âm ỉ đây đó, làm đau lòng người Anh. Đối với người Anh, việc Roger Federer đưa ra những câu phát biểu mang tính “xúc phạm”, “gây mất tập trung” với… Andy Murray trước trận đấu (sự thật thì chỉ sau khi kết quả trận chung kết Australian Open 2010 “trình làng”, những gì Federer nói mới trở thành… một kiểu “xúc phạm”) là rất khó chấp nhận. Nhất là khi Anh quốc vẫn đang đớn đau với cơn khô hạn danh hiệu Grand Slam kéo dài 74 năm và còn tiếp tục đe dọa kéo dài lâu hơn…
Roger Federer: “Tôi không định gây tác động đến Murray”

Trận chung kết Australian Open 2010 đã kết thúc được gần 1 tuần, nhưng những dư âm của nó vẫn còn âm ỉ đây đó, làm đau lòng người Anh. Đối với người Anh, việc Roger Federer đưa ra những câu phát biểu mang tính “xúc phạm”, “gây mất tập trung” với… Andy Murray trước trận đấu (sự thật thì chỉ sau khi kết quả trận chung kết Australian Open 2010 “trình làng”, những gì Federer nói mới trở thành… một kiểu “xúc phạm”) là rất khó chấp nhận. Nhất là khi Anh quốc vẫn đang đớn đau với cơn khô hạn danh hiệu Grand Slam kéo dài 74 năm và còn tiếp tục đe dọa kéo dài lâu hơn…

  • Federer: “Tôi không định gây tác động đến Murray”

Sau trận chung kết Australian Open 2010 đúng 1 ngày, ý thức được những gì mình nói trước khi giáp mặt với Andy Murray là… không hay, Roger Federer đã phát biểu trên tờ báo Thụy Sĩ “Tages Anzeiger” với ý định “thanh minh, thanh nga” rằng: “Tôi không định gây tác động, hay chi phối đến suy nghĩ của Andy trước trận đấu này. Sẽ rất đáng tiếc nếu báo giới Anh tạo ra một lỗ hổng, hay một khoảng cách giữa tôi và anh ấy. Tôi có thể cũng đã cảm thấy sự hiểm nguy kiểu như thế này ở Wimbledon, khi họ từng tuyên truyền rằng: Hãy nhìn vào cách ăn mặc của Federer. Hoặc ở Dubai (hồi năm 2008), khi tôi nói rằng Murray có thể chơi cơ động hơn, tấn công nhiều hơn thay vì trung thành với lối đánh phòng thủ như hiện nay (chỉ chờ đợi đối thủ phạm sai sót). Đây là sự chỉ trích ở mức cao nhất, tuy giống như là một lời khen tặng, nhưng họ đã sử dụng nó một cách khác biệt. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng, 25 phóng viên bay đến Australia từ Anh cần phải viết cái gì đó. Và sau đó, cả thế giới đọc nó. Nếu có gì đó xảy ra ở Thụy Sĩ, có cần thiết phải đưa nó lên tờ New York Times hay không. Đó chính là sự khác biệt của báo giới Anh quốc”.

Hy vọng sẽ không có chiến tranh giữa Federer và Murray.

Hy vọng sẽ không có chiến tranh giữa Federer và Murray.

  • Thực chất Federer đã nói gì trước trận chung kết?

Ngoại trừ việc nói đùa rằng “Anh quốc đã có một khoảng thời gian dài, bao nhiêu nhỉ, đâu đó khoảng… 150 ngàn năm thì phải, chưa thắng Grand Slam”, Federer thật sự đã nói vài câu khiến Murray không vừa ý.

Rất nhiều người Anh đau lòng khi Murray thua, và họ còn điên tiết hơn khi nhớ lại những gì Fed đã nói.

Rất nhiều người Anh đau lòng khi Murray thua, và họ còn điên tiết hơn khi nhớ lại những gì Fed đã nói.

Vài câu nói đó là: “Murray đang ở trong trận chung kết Grand Slam thứ 2. Lần đầu luôn khó hơn lần thứ 2. Nhưng nên nhớ, giờ đây, anh ấy vẫn chưa thắng được danh hiệu đầu tiên, tôi nghĩ điều đó sẽ không giúp ích được gì vào lúc này. Cộng thêm việc anh ấy phải đấu với tôi, 1 người đã 3 lần đăng quang ở đây, người có rất nhiều trải nghiệm, như vậy là bất lợi. Và tôi nghĩ áp lực đè nặng lên anh ấy nhiều hơn tôi, vì tôi đã từng thắng ở đây, nên anh ấy thật sự cần ngôi vô địch hơn tôi. Chắc chắn, trận đấu sẽ không dễ dàng với Murray”, và: “Anh ấy có thành tích đối đầu trực tiếp tốt hơn tôi ư? Đầu tiên, đơn giản vì anh ấy là một tay vợt giỏi. Thứ nữa, trong một số lần đối mặt với Murray, tôi không ở đỉnh cao phong độ. Tôi biết có ai đó không thích nghe điều này, vài người không tin, nhưng đôi khi tôi kết thúc trận đấu bằng cách buông xuôi, tự mắc phải rất nhiều sai lầm. Tuy nhiên, trận đấu theo thể thức 5 ván thắng 3 sẽ rất khác biệt”.

  • Murray rất bức bối

Tay vợt người Scotland đại diện cho màu áo Anh quốc này vốn khá “lành tính”. Tuy nhiên, anh cũng tỏ ra rất bất ngờ trước những phát biểu mang tính “khiêu chiến”… đầy lạ lẫm của Federer trước trận chung kết đơn nam ở Australian Open 2010 (bài phát biểu được thực hiện ở trong buổi họp báo ngay sau trận bán kết với Jo-Wilfried Tsonga).

Murray đã phản ứng một cách khá bức bối, dù rằng vẫn thừa nhận anh kính trọng Federer: “Tôi luôn tôn trọng hoàn toàn lối chơi của anh ấy. Anh ấy có thể là tay vợt vĩ đại nhất từng thi đấu trong lịch sử quần vợt. Nhưng nếu mỗi khi anh ấy thua tôi, anh ấy nghĩ là do anh ấy không thi đấu ở phong độ cao nhất thì vâng, mỗi khi tôi để thua anh ấy, tôi cũng không chơi bóng ở phong độ đỉnh cao nhất. Fed rõ ràng đã thích nghi rất nhanh với những tình trạng như thế này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, anh ấy cũng đã để thua rất nhiều trận đấu tương tự theo thể thức 5 ván thắng 3, trong đó có cả những trận chung kết Grand Slam. Những trường hợp đó giúp mang lại cho tôi niềm tin, và nếu tôi chơi tốt, tôi tin rằng mình có cơ hội giành chiến thắng. Tôi sẽ cố gắng để thực hiện điều đó”.

  • Kết cục

Xét theo khía cạnh của “chiến tranh tâm lý”, Federer đã thành công phần nào. Có thể anh không dự định gây tác động tinh thần cho Murray, cũng có thể có, chỉ có anh mới biết sự thật như thế nào. Vấn đề là Murray đã không thể thi đấu một cách… “bình thường” nhất trong trận chung kết. Người Anh viện lý do là do Fed gây tác động cho Murray, nhưng nếu người Anh thật sự tỉnh táo nhận ra vấn đề, họ nên đặt dấu hỏi là tại sao tay vợt số 1 của họ lại quá yếu tâm lý đến như vậy. Và thậm chí, nếu lần giở lịch sử trước đó, người ta cũng có thể nhận thấy Murray thường “nín khe” trong các trận đấu quan trọng ở các giải đấu lớn (chung kết US Open 2008 - thua chính Federer, bán kết Masters Cup 2008 - thua Nikolay Davydenko…).

Trong bóng đá, các HLV, cầu thủ thường chơi đòn tâm lý trước các trận đấu. Ở quần vợt, điều này còn quá mới mẻ và mang tính… “nghiệp dư”. Đối với Fed, có thể đó là một thể nghiệm, cũng có thểõ do anh… lỡ lời. Sao cũng được, Murray đã “xẹp”, còn người Anh đang tức điên… Và khi Murray đã cam chịu: “Không lẽ tôi khóc như Federer đã từng làm? Thật là xấu hổ khi tôi không thể chơi được như anh ấy”, gây chiến tiếp có gì hay ho?

TIỂU PHI

Những câu nói làm “đau lòng nhau” trong quá khứ

- “Gilbert, anh không xứng đứng chung sân đấu với tôi! Anh là người tồi tệ nhất. Tồi tệ đến cùng cực” - John McEnroe phản ứng sau khi để thua Brad Gilbert ở giải Madison Square Garden Masters 1986.

- “10 danh hiệu Grand Slam” - Pete Sampras nói khi được hỏi thứ gì ngăn cách giữa anh và tay vợt số 2 thế giới Patrick Rafter hồi năm 1997.

- “Cô gái này bị điên rồi. Cô ấy không nghĩ là cô ấy có thể đến và đánh bại tôi trên sân nhà đầy chứ?” - Suzanne Lenglen tuyên bố khi nghe phong phanh thông tin tay vợt người Mỹ Helen Wills Moody hy vọng giành được chiến tích ở giải đấu European Riviera diễn ra trên đấu châu Âu hồi năm 1926. (Lenglen không để thua 1 trận đấu nào ở European Riviera trong vòng 7 năm, và cũng không để thua Moody trong lần đầu tiên và lần cuối cùng cũng trong năm đó, Lenglen đã thắng với điểm số 6/3, 8/6 trong trận đấu đầy ắp khán giả.

- “Anh ấy dính cả chục chấn thương. Nào là cúm gà, cúm H5N1, đau mắt, đau bụng… bên cạnh việc kiệt sức, khó thở, đau tay, đau chân” - Andy Roddick nhận xét về tình trạng “chấn thương” liên miên của Novak Djokovic ở US Open 2008.

- “5 năm trước” - Jo-Wilfried Tsonga mỉm cười trả lời khi nghe câu hỏi: “Novak có nói về một số vấn đề mà anh ấy gặp phải sau khi để thua anh. Anh ấy quả thực có một số vấn đề. Lần đầu tiên anh biết anh ấy… có vấn đề là vào lúc nào?” sau khi đánh bại Novak Djokovic ở bán kết Australian Open 2010.

T.Ph.

 

Tin cùng chuyên mục