1. Tại World Cup U20, Việt Nam được đánh giá là chơi tốt nhưng chúng ta lại không có bàn thắng nào dù có được 1 điểm lịch sử.
Từ đầu năm đến nay, tất cả các đội tuyển Việt Nam từ U20 trở lên chỉ mới ghi được có 7 bàn thắng ở các trận đấu quốc tế (7 trận). Trận đấu có nhiều bàn nhất là thắng lợi 3-0 trước U22 Malaysia trong trận “khai xuân” không có nhiều ý nghĩa.
Cũng từ đầu năm đến nay, các tiền đạo hiện có trong đội tuyển U22 chỉ mới ghi tổng cộng có 9 bàn trong khuôn khổ V-League. Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong tất cả các màu áo là Nguyễn Công Phượng, ngôi sao được chờ đợi nhất của U22. Nhưng Phượng không phải là một tiền đạo.
Như đã biết, để giành 1 suất dự VCK U23 châu Á, cần ít nhất 1 chiến thắng, nếu 2 thì sẽ chắc chắn hơn. Còn tại SEA Games 29, mục tiêu là phải vô địch, tức là sẽ đá ít nhất 7 trận và trong số đó, phải thắng tối thiểu 4 trận.
2. Muốn thắng thì đương nhiên phải biết cách ghi bàn, điều đó thì ai cũng biết. Nhưng với đội tuyển U22, nhu cầu ghi bàn còn cấp thiết hơn khi hàng phòng ngự của các đội tuyển hiện nay không phải là điểm mạnh. Năm ngoái, chúng ta thua Indonesia ở bán kết chỉ vì ghi bàn quá kém trong khi thủ cũng chẳng hay. Chúng ta cũng bỏ lỡ cơ hội tạo kỳ tích ở World Cup U20 cũng vì sự vô duyên của các chân sút. Mới đây nhất, tại vòng loại cuối cùng của Asian Cup 2018, đội tuyển cũng để lỡ những thời cơ vì không thể tìm ai thay thế được Lê Công Vinh.
HLV Nguyễn Hữu Thắng buộc phải lên tiếng thừa nhận, mối lo duy nhất của ông chính là ghi bàn. Năm trước, ông còn có chút trông cậy ở người đàn em Lê Công Vinh, nay thì mọi thứ gần như phải làm lại. Trên thực tế, ông Thắng vốn xuất thân là hậu vệ, không có khả năng đào tạo ra một chân sút tốt chỉ bằng kinh nghiệm bản thân. V-League lại càng không sản sinh ra một mẫu tiền đạo thực thụ nào. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 1 tháng tới mà hy vọng đội tuyển U22 sẽ khá hơn ở khâu ghi bàn có lẽ là… quá lãng mạn.
Điều duy nhất mà HLV Hữu Thắng có thể làm đó là thay đổi cách chơi. Ví dụ như thời của HLV Miura có lúc đá không cần tiền đạo chẳng hạn. Đây không phải là lúc mà ông Hữu Thắng cố tìm ra giải pháp trên hàng công, thay vì vậy ông nên ưu tiên cho các miếng đánh đa dạng hơn từ tuyến sau.
3. Nhưng vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ HLV Hữu Thắng, đó là có dám từ bỏ kiểu chơi đẹp mắt, đôi công hay không. Một đội bóng muốn tìm cách chiến thắng bằng tuyến 2 thì thường phải phòng ngự tốt ngay từ giữa sân để tránh cho các tiền vệ công phải lui về quá sâu, và phải tranh thủ cơ hội sút bóng, không nên phối hợp rườm rà để tiến sát đến cầu môn đối phương. U.22 Việt Nam hiện có những cầu thủ ghi bàn ngoài vòng 16m50 tốt như Công Phượng, Văn Thanh, Xuân Trường…nên có lẽ chỉ cần 1 tiền đạo làm “chim mồi” là đủ. Phần còn lại, đó là một cách tiếp cận trận đấu mới mẻ và thực dụng hơn.
Từ đầu năm đến nay, tất cả các đội tuyển Việt Nam từ U20 trở lên chỉ mới ghi được có 7 bàn thắng ở các trận đấu quốc tế (7 trận). Trận đấu có nhiều bàn nhất là thắng lợi 3-0 trước U22 Malaysia trong trận “khai xuân” không có nhiều ý nghĩa.
Cũng từ đầu năm đến nay, các tiền đạo hiện có trong đội tuyển U22 chỉ mới ghi tổng cộng có 9 bàn trong khuôn khổ V-League. Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong tất cả các màu áo là Nguyễn Công Phượng, ngôi sao được chờ đợi nhất của U22. Nhưng Phượng không phải là một tiền đạo.
Như đã biết, để giành 1 suất dự VCK U23 châu Á, cần ít nhất 1 chiến thắng, nếu 2 thì sẽ chắc chắn hơn. Còn tại SEA Games 29, mục tiêu là phải vô địch, tức là sẽ đá ít nhất 7 trận và trong số đó, phải thắng tối thiểu 4 trận.
2. Muốn thắng thì đương nhiên phải biết cách ghi bàn, điều đó thì ai cũng biết. Nhưng với đội tuyển U22, nhu cầu ghi bàn còn cấp thiết hơn khi hàng phòng ngự của các đội tuyển hiện nay không phải là điểm mạnh. Năm ngoái, chúng ta thua Indonesia ở bán kết chỉ vì ghi bàn quá kém trong khi thủ cũng chẳng hay. Chúng ta cũng bỏ lỡ cơ hội tạo kỳ tích ở World Cup U20 cũng vì sự vô duyên của các chân sút. Mới đây nhất, tại vòng loại cuối cùng của Asian Cup 2018, đội tuyển cũng để lỡ những thời cơ vì không thể tìm ai thay thế được Lê Công Vinh.
HLV Nguyễn Hữu Thắng buộc phải lên tiếng thừa nhận, mối lo duy nhất của ông chính là ghi bàn. Năm trước, ông còn có chút trông cậy ở người đàn em Lê Công Vinh, nay thì mọi thứ gần như phải làm lại. Trên thực tế, ông Thắng vốn xuất thân là hậu vệ, không có khả năng đào tạo ra một chân sút tốt chỉ bằng kinh nghiệm bản thân. V-League lại càng không sản sinh ra một mẫu tiền đạo thực thụ nào. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 1 tháng tới mà hy vọng đội tuyển U22 sẽ khá hơn ở khâu ghi bàn có lẽ là… quá lãng mạn.
Điều duy nhất mà HLV Hữu Thắng có thể làm đó là thay đổi cách chơi. Ví dụ như thời của HLV Miura có lúc đá không cần tiền đạo chẳng hạn. Đây không phải là lúc mà ông Hữu Thắng cố tìm ra giải pháp trên hàng công, thay vì vậy ông nên ưu tiên cho các miếng đánh đa dạng hơn từ tuyến sau.
3. Nhưng vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ HLV Hữu Thắng, đó là có dám từ bỏ kiểu chơi đẹp mắt, đôi công hay không. Một đội bóng muốn tìm cách chiến thắng bằng tuyến 2 thì thường phải phòng ngự tốt ngay từ giữa sân để tránh cho các tiền vệ công phải lui về quá sâu, và phải tranh thủ cơ hội sút bóng, không nên phối hợp rườm rà để tiến sát đến cầu môn đối phương. U.22 Việt Nam hiện có những cầu thủ ghi bàn ngoài vòng 16m50 tốt như Công Phượng, Văn Thanh, Xuân Trường…nên có lẽ chỉ cần 1 tiền đạo làm “chim mồi” là đủ. Phần còn lại, đó là một cách tiếp cận trận đấu mới mẻ và thực dụng hơn.