Monte Carlo nơi mùa giải sân đât nện bắt đầu

Monte Carlo Masters 2010 (mùa giải năm nay là Monte Carlo Rolex Masters) đã đi hết chặng đường và có thể nói, giải Masters 1.000 trên sân đất nện đầu tiên trong năm 2010 này cũng đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của mình. Ở đây, người ta đã tìm lại Rafael Nadal uy mãnh, phần nào nhận ra “chân giá trị” của Andy Murray, và người ta lạc quan hướng đến những giải đấu đình đám trên mặt sân đỏ quạch trước mắt: Madrid Masters, Rome Masters, đặc biệt là Roland Garros ở Paris đình đám…
Monte Carlo nơi mùa giải sân đât nện bắt đầu

Monte Carlo Masters 2010 (mùa giải năm nay là Monte Carlo Rolex Masters) đã đi hết chặng đường và có thể nói, giải Masters 1.000 trên sân đất nện đầu tiên trong năm 2010 này cũng đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của mình. Ở đây, người ta đã tìm lại Rafael Nadal uy mãnh, phần nào nhận ra “chân giá trị” của Andy Murray, và người ta lạc quan hướng đến những giải đấu đình đám trên mặt sân đỏ quạch trước mắt: Madrid Masters, Rome Masters, đặc biệt là Roland Garros ở Paris đình đám…

Quang cảnh hướng ra biển của CLB Monte Carlo.

Quang cảnh hướng ra biển của CLB Monte Carlo.

Nơi “Nhà vua” quay trở lại!

Còn cả một chặng hành trình dài trước mặt, và tay vợt hạng 3 thế giới người Tây Ban Nha Rafael Nadal thật sự đã chậm đi đôi chút so với thời đỉnh cao tung hoành. Có điều, như những gì mà Roger Federer từng chứng tỏ cho toàn bộ thế giới của ATP thấy, Nadal giờ đây đã lại chứng tỏ cho cả “vương quốc” sân đất nện thấy: “Vua thì vẫn là vua”, và anh vẫn chưa thuộc dạng hết thời, thuộc mô tuýp “cắp vợt đi mua vui cho kẻ khác”, Nadal vẫn thể hiện một khả năng và bản lĩnh đáng gờm trên mặt sân đất nện sở trường. Hàng loạt chiến thắng trước các tay vợt đồng hương - bao gồm cả những đàn anh - trong số đó, tất cả đều là những “chuyên gia sân đất nện” sừng sỏ, điều đó cho thấy Nadal đã sẵn sàng lấy lại mọi thứ mà anh từng bị “trắng tay” ở mùa giải sân đất nện năm ngoái, bắt nguồn từ trận thua Federer ở chung kết Madrid Masters 2009 và mọi chuyện càng trở nên “bi kịch” hơn khi anh để thua Robin Soderling ở vòng 4 Roland Garros, qua đó, đánh mất luôn “vương triều” của mình ở “thánh địa” Paris!

Một góc quay toàn cảnh CLB Monte Carlo khi Rafael Nadal đang thi đấu.

Một góc quay toàn cảnh CLB Monte Carlo khi Rafael Nadal đang thi đấu.

Nơi nhận dạng  “chân giá trị” của Murray

Còn quá sớm để nói tay vợt hạng 4 thế giới người Scotland (nhưng đại diện cho màu áo Anh quốc) là Andy Murray đã hết thời, đã “đạt ngưỡng”, nhưng bao nhiêu đó cũng là quá đủ để hiểu rõ thực chất về năng lực, tố chất và điểm yếu, điểm mạnh của Murray. Mọi thứ về anh này vốn đã được tích tụ qua rất nhiều giải đấu và giờ đây, nó đã “bùng nổ” ở Monte Carlo Masters 2010. Từ giải đấu sân cứng chuyển qua giải đấu sân đất nện, đó là những khác biệt rất lớn, nhưng với Murray, phản ứng chỉ là sợ hãi, lúng túng, tâm lý yếu ớt, tinh thần không ổn định… Anh từng biện minh tâm trí anh vẫn ở lại Melbourne Park - nơi anh thua đau Federer dù ai cũng tưởng khi đó ngôi vô địch đã nằm trong tầm tay của anh - nhưng chẳng phải anh đã hàng chục lần viện lý do này nọ. Murray thích nghi rất kém trên mặt sân đất nện, nhưng chỉ 1 trong số 5 trận thua anh nhận lĩnh trong mùa giải năm nay là trên mặt sân này, vậy thì chẳng còn lý do gì để đổ thừa nữa. Sau Monte Carlo đầy thất vọng, có nên chờ đợi Murray gây chuyện?

Một góc quay toàn cảnh CLB Monte Carlo khi Andy Murray đang thi đấu.

Một góc quay toàn cảnh CLB Monte Carlo khi Andy Murray đang thi đấu.

Monte Carlo - nơi mùa giải sân đất nện bắt đầu...

Trước Monte Carlo, có rất nhiều giải đấu sân đất nện khác diễn ra theo lịch của ATP - nếu là ở Nam Mỹ thì nó… đồng hành với nửa đầu mùa giải sân cứng, còn nếu ở Bắc Mỹ thì nó diễn ra ngay sau khi 2 “tiểu Grand Slam” ở miền Nam nước Mỹ (ở California và Florida). Tuy nhiên, ai cũng xem Monte Carlo như điểm giao thời giữa mùa giải sân cứng và mùa giải sân đất đất nện. Thứ nhất là do Monte Carlos luôn là giải đẳng cấp Masters 1.000 đầu tiên diễn ra trên mặt sân đất nện hằng năm. Thứ hai là do đặc điểm lịch sử của Monte Carlo cũng có nhiều chỗ độc đáo khiến người ta lưu ý. CLB Monte Carlo là một địa danh quần vợt “độc nhất vô nhị” với địa điểm tọa lạc rất lý tưởng, nằm giữa núi và biển. Vẻ diễm lệ của Monte Carlo được xem là hàng đầu thế giới, vượt xa cả những Grand Slam luôn nằm trong các đô thị ngột ngạt và chật chội như Australian Open ở Melbourne, Roland Garros ở Paris, Wimbledon ở Luân Đôn hay US Open ở New York. Đây cũng là nơi Nadal “cắm trại” thường xuyên, thu hút dư luận quan tâm.

Toàn cảnh CLB Monte Carlo nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh CLB Monte Carlo nhìn từ trên cao.

Có người nói Monte Carlo Masters về mặt danh tiếng thì không sánh bằng Madrid Masters (Mutua Madrilena), hay Rome Masters (Internazionali BNL d’Italia) - dựa trên thành phần tay vợt danh tiếng đăng ký tham dự, như là không có Federer, không có… Andy Roddick hay những tay vợt thuộc tốp 20 danh tiếng khác. Nhưng đó chỉ là một so sánh rất khiên cưỡng. Đầu tiên là vì Federer không có thói quen tham dự Monte Carlo, anh thường chỉ có một lộ trình quen thuộc trong mùa giải sân đất nện: Estoril Open, Madrid Masters và Roand Garros. Tiếp theo, do Monte Carlo diễn ra ngay sau khi nửa đầu mùa giải sân cứng vừa kết thúc, thế cho nên, nhiều tay vợt danh tiếng do vẫn muốn nghỉ ngơi nên không đăng ký thi đấu ở đây. Nhưng đòi hỏi chất lượng gì, khi đã có 3/4 tay vợt thuộc “tốp tứ đại gia ATP” ở nơi mà người Tây Ban Nha thường có tiếng nói thống trị? Sao cũng được, Monte Carlo Masters vẫn là một giải đấu rất quan trọng trong mùa giải sân đất nện, và càng quan trọng hơn khi nó là nơi giúp Nadal tìm lại chính mình.

ĐỖ HOÀNG

Tin cùng chuyên mục