London đã thay đổi cán cân quyền lực ở Premier League, nhưng danh hiệu thì vẫn mỏi mòn?

Số lượng các đội bóng hàng đầu trong hoặc xung quanh thủ đô nước Anh đã tăng vọt - và chi phí để theo kịp các câu lạc bộ khác cũng tăng theo, sự phát triển của bóng đá London đang khiến cho giải ngoại hạng mất cân đối.

London đã thay đổi cán cân quyền lực ở Premier League, nhưng danh hiệu thì vẫn mỏi mòn?

Hơn 20 năm trước, khi Newcatle muốn cạnh tranh tốt với các đối thủ đến từ London và vùng Tây Bắc, họ bỏ tiền cho một số hợp đồng cao nhất ở Premier League. Kieron Dyer đã có thời điểm được cho là cầu thủ được trả lương cao nhất giải đấu. Nhưng phiên bản Newcastle ngày đó, bây giờ đang tái hiện tại London, gần như chia rẽ Premier League.

Không chỉ có cầu thủ hướng về London. Trung tâm địa lý của đối thủ cạnh tranh cũng đã hoàn toàn thay đổi. Đây là mùa giải thứ ba liên tiếp, Premier League sẽ có 7 câu lạc bộ đến từ London, cũng như 3 câu lạc bộ nữa từ các quận xung quanh thủ đô hoặc thuộc vùng đại đô thị này.

Để hiểu đầy đủ về nó, bạn chỉ cần xem xét gần đây nhất là năm 2012, giải đấu hàng đầu nước Anh chỉ có 5 câu lạc bộ đến từ London hoặc khu vực lân cận. Tỷ lệ này thường dao động quanh mức này, từ 25 đến 35% trong tổng số 20, trong phần lớn thời gian tồn tại của Premier League. Giờ đây, một nửa giải đấu mang hương vị miền Nam nước Anh, với bài hát “London Calling” đang được nghe nhiều hơn bao giờ hết.

Điều này thực sự thể hiện một sự thay đổi lớn so với lịch sử bóng đá hiện đại. Cái nôi của bóng đá nước Anh từ giữa thế kỷ 19 là miền bắc, với trung tâm thế kỷ 20 là phía tây bắc. Chỉ riêng vùng Lancashire đã có 6 trong số 12 thành viên sáng lập Liên đoàn bóng đá Anh vào năm 1888.

Đến năm 1892, tất cả 28 câu lạc bộ đá hạng cao nhất đều đến từ Trung du hoặc miền Bắc. Nhưng bây giờ, những Brighton, Brentford, Bournemouth, Crystal Palace và Fulham thay thế những CLB danh tiếng Blackburn Rovers, Bolton Wanderers, Wigan Athletic, Sheffield Wednesday và Sunderland.

767c3beb2be265b5a79b4b52460410e3.jpg

Trong cuốn sách Soccernomics của 2 tác giả Simon Kuper và Stefan Szymanski, có phát hiện ra rằng các điều kiện lịch sử của bóng đá ở Anh có lợi cho các trung tâm công nghiệp trong khu vực. Điều đó phần lớn là do những thành phố có dân số thuộc tầng lớp lao động đủ lớn để hỗ trợ một hoặc hai câu lạc bộ thành công, trong khi London thì bị chia cắt nhiều hơn.

Các lực lượng tương tự hiện đã bắt đầu đảo ngược điều này. Các nhân viên chính phủ làm việc với bóng đá, đặc biệt là liên quan đến ảnh hưởng của cộng đồng, đã ví sự thống trị hiện tại của các siêu câu lạc bộ bóng đá giống như cách toàn cầu hóa đã tạo ra các trung tâm đô thị rộng lớn như London hay New York thu hút số lượng người và sự giàu có theo cấp số nhân.

Số tiền lớn hơn chảy vào London chắc chắn sẽ chảy vào bóng đá London. Các câu lạc bộ ở các trung tâm đô thị nơi dân cư giàu có hơn chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế. Các cuộc họp ở Premier League đã chứng kiến ​​​​các câu lạc bộ ở những nơi khác phàn nàn rằng họ phải tăng giá vé đặc biệt để theo kịp thủ đô. Điều này cũng tương tự với giới đầu tư, ngày càng có nhiều người muốn mua những thứ xung quanh London.

Một trong những lý do khiến Clearlake Capital quan tâm đến việc mua Chelsea là vì họ hiểu rằng một đêm thi đấu lớn ở thủ đô có thể thu hút một số nhân vật quyền lực nhất từ ​​​​tất cả các ngành có ảnh hưởng nhất. Do đó, họ nhanh chóng thiết kế lại khu VIP ở Stamford Bridge, theo cách mà nhiều thương hiệu thể thao Mỹ đã làm. Trong khi đó, các giám đốc điều hành của đối thủ liên tục ca ngợi Tottenham Hotspur vì đã tối đa hóa tiềm năng thương mại của địa điểm thông qua sân vận động mới xây.

Bản thân cầu thủ cũng vậy. Những cuộc đàm phán chuyển nhượng đó đã vượt xa những bản hợp đồng chỉ đơn giản là muốn sống ở một thành phố của Anh mang lại cảm giác lục địa hơn và có nhiều chuyến bay đến quê hương của họ hơn. Ngoài ra London là một thành phố cấp độ toàn cầu. Phương tiện truyền thông xã hội thực sự quan trọng trong vấn đề này. Một giám đốc điều hành của một câu lạc bộ ở London nói về việc ngày càng có nhiều cầu thủ của anh ấy thực sự bị thúc đẩy bằng cách đăng các bài đăng trên Instagram từ những địa điểm thời trang. London là nơi hoàn hảo cho điều đó. Nó được coi là yếu tố có sức ảnh hưởng đáng ngạc nhiên đối với thế hệ trẻ, và tại sao Barcelona và Real Madrid sẽ luôn có sức hấp dẫn, đi đôi với địa vị lịch sử của họ.

Mặt khác, tất cả Fulham, Brentford và West Ham United đều cố gắng tận dụng hơn nữa vị trí của họ. Fulham từ lâu đã tự coi mình là một câu lạc bộ thân thiện mà khách du lịch có thể tận hưởng một Tour đi trong ngày. West Ham United quyết định đặt “London” lên biểu tượng của họ vì lý do đó. Ngay cả những câu lạc bộ như Brighton cũng được hưởng lợi từ việc này để bổ sung cho mô hình tuyển dụng của họ. Các cuộc đàm phán suôn sẻ hơn nhiều khi họ có thể nói với người chơi rằng họ rất gần với London.

Reading cũng được giới bóng đá coi là có tiềm năng rất lớn nếu ông chủ Dai Yongge quyết định bán. Họ có cơ sở vật chất sẵn có nhưng cũng có vị trí gần sân bay Heathrow đặc biệt. Điều đó cực kỳ hấp dẫn nếu bạn là nhà đầu tư có nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế. Đây là lý do tại sao một số người trong cuộc đang nói về việc Premier League chuyển về phía nam cũng như thủ đô.

Những người ở Arsenal chắc chắn sẽ nói rằng một sự phát triển rõ ràng của xu hướng này sẽ giúp câu lạc bộ phía bắc London cuối cùng giành được danh hiệu đầu tiên sau 21 năm và là danh hiệu đầu tiên của thủ đô sau 8 năm. Đây là thời gian dài nhất thành phố không có danh hiệu kể từ đợt hạn hán của Arsenal từ năm 1971 đến năm 1989.

Vậy mới nói, tiền chưa phải là tất cả. Liverpool và Manchester United đã có thể vượt qua vị trí của các CLB London thông qua những di sản lịch sử và lượng người hâm mộ toàn cầu. Manchester City đang tìm cách làm điều tương tự thông qua tham vọng của chủ sở hữu. Chiếc cúp có thể sẽ lại ở phía tây bắc và tiếp tục ở đó một thời gian. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy, hành trình đi đến chiến thắng có thể sẽ còn liên quan đến nhiều trận đấu hơn quanh London.

Tin cùng chuyên mục