Kết thúc đại hội VTF nhiệm kỳ 5: Đừng đổ lỗi qua lại

(SGGP Thể Thao) Khi các VĐV trong tốp đầu giải vô địch quốc gia hiện nay xem như không có cơ hội nâng cao thành tích tại các giải đấu quốc tế, thì lứa VĐV trẻ được kỳ vọng sẽ làm tốt hơn. Suốt một thời gian từ năm 2004 đến 2009, Quỹ Prudence Việt Nam đã hỗ trợ Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF) số tiền lên tới 7,7 tỷ đồng, trong đó phần lớn nhằm giúp các VĐV trẻ có triển vọng của chúng ta đi tập huấn nước ngoài.
Kết thúc đại hội VTF nhiệm kỳ 5: Đừng đổ lỗi qua lại

(SGGP Thể Thao) Khi các VĐV trong tốp đầu giải vô địch quốc gia hiện nay xem như không có cơ hội nâng cao thành tích tại các giải đấu quốc tế, thì lứa VĐV trẻ được kỳ vọng sẽ làm tốt hơn. Suốt một thời gian từ năm 2004 đến 2009, Quỹ Prudence Việt Nam đã hỗ trợ Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF) số tiền lên tới 7,7 tỷ đồng, trong đó phần lớn nhằm giúp các VĐV trẻ có triển vọng của chúng ta đi tập huấn nước ngoài.

Thế nhưng, khi thấy kết quả đầu tư thấp, VTF đã đổ lỗi cho các VĐV này là lười tập, ngại rèn thể lực. Rồi lại cho rằng vì quần vợt chưa được đưa vào trường học nên không tìm được nhiều tài năng trẻ. Cứ đổ lỗi như thế, bao giờ quần vợt Việt Nam mới khởi sắc?
 
Trước hết, cần xem xét lại vai trò của VTF trong việc cử những VĐV trẻ đi tập huấn nước ngoài. Khi VTF đổ lỗi rằng các VĐV trẻ Việt Nam “mải chơi, thiếu tập trung, thiếu quyết tâm, rất lười và ngại tập thể lực, các trung tâm thường phàn nàn về VĐV Việt Nam, thì mới thấy VTF đã thiếu giám sát VĐV.

Thử hỏi, nếu mỗi năm cả vài trăm VĐV Việt Nam đi tập huấn nước ngoài, có mấy em rơi vào tình trạng như thế? VTF nghĩ gì về vai trò quản lý của mình hay là chỉ tìm chỗ cho VĐV, lấy tiền của nhà tài trợ rồi buông lỏng quản lý mới xảy ra thực trạng đáng buồn này?
 
VTF lại cho rằng “Chưa thực hiện được chủ trương đưa quần vợt vào trường học. Môn quần vợt chưa được đông đảo lớp thanh thiếu niên quan tâm và tham gia luyện tập. Do vậy, chưa phát hiện được nhiều tài năng trẻ, có triển vọng để đào tạo trở thành VĐV thành tích cao”. Như vậy, chẳng lẽ nếu muốn tìm VĐV trẻ của môn thể thao nào thì môn đó phải có trong nhà trường.

Sẽ ra sao nếu trường học sẽ đào tạo từ cầu lông, bóng bàn cho cử tạ, rồi bắn súng… Những VĐV như Hoàng Anh Tuấn (cử tạ), Vũ Thị Hương (điền kinh)… đâu có được phát hiện từ ghế nhà trường. Ngoại trừ việc phát triển phong trào quần vợt quần chúng được làm khá tốt, nhìn chung BCH VTF khoá IV chưa hoàn thành nhiệm vụ nâng cao thành tích các tuyến VĐV đội tuyển quốc gia.

Ban chấp hành VTF khóa 5.

Ban chấp hành VTF khóa 5.

Bản thân Tổng thư ký VTF khóa IV vừa tái đắc cử khóa V là người kiêm nhiệm (ông Trần Ngọc Lịnh vốn là Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Cà Mau), như thế đã không thể dồn hết tâm huyết làm tròn vai trò người cầm lái. Tân Chủ tịch VTF là Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Danh Thái cũng bận rộn quá nhiều công việc.

Vậy mong đợi gì ở BCH Liên đoàn quần vợt khóa V vừa bắt đầu nhiệm kỳ mới từ ngày hôm qua 24-2?

 
Thanh Phong

Tin cùng chuyên mục