Bất chấp việc đã “đột phá thành tích cá nhân của bản thân” ở đấu trường Grand Slam nói chung và Wimbledon nói riêng, khi giành quyền lọt đến vòng đấu bán kết ở All England Club mới đây, và suýt nữa đã đi vào lịch sử như là “truyền nhân” của Virginia Wade, trận thua rõ ràng trước Venus Williams nói ra một điều, Johanna Konta vẫn còn cách một tầm đẳng cấp so với những tay vợt lớn thật sự và tay vợt số 1 của làng quần vợt nữ Anh quốc cần phải cải thiện bản thân rất nhiều trong tương lai.
Chính Konta cũng phải thừa nhận điều này khi trả lời phỏng vấn trên BBC: “Thành thật mà nói, tôi vẫn còn cả đống thứ cần phải cải thiện, trên tất cả các phương diện trong lối chơi của tôi. Tôi biết rằng, vẫn còn rất, rất nhiều việc phải làm ở giai đoạn từ lúc này cho đến khi tôi gặt hái được những thứ tươi đẹp hơn nữa. Rõ ràng, tôi có thể cảm thấy tôi đã cải thiện được về mặt thể lực. Tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn, thậm chí tốt hơn trên sân đấu, và có thể tối ưu hóa khả năng di chuyển của mình”.
Konta – người chỉ xếp hạng… 150 thế giới ở thời điểm khởi đầu mùa giải 2015, nghĩa là, ở vào cái thời điểm đó, cô vẫn chỉ là một tay vợt gần như là vô danh đối với chính giới truyền thông “nhiều chuyện” của Anh quốc – thường nói về cả một quá trình tiến triển về mặt tâm lý mà cô phải trải qua trong quãng thời gian cố gắng cải thiện thứ hạng trên bảng điểm xếp hạng của mình, Konta tin tằng, những trải nghiệm, rồi kinh nghiệm, sẽ giúp cô cải thiện, ngay cả chiến thuật thi đấu của bản thân. “Tôi không ngừng tìm kiếm tiếng vọng của của một tinh thần mạnh mẽ và cả tiếng vọng của chiến thuật. Tôi cố gắng không để rơi rớt lại bất cứ thứ gì ở phía sau”, Konta cho biết.
Dù đang là niềm tự hào số 1 của làng quần vợt Anh quốc, nhưng cũng như… Andy Murray (là một người Scotland), Konta không phải là một người Anh chính gốc. Cha mẹ cô vốn là người Hungary (ông nội cô từng là một cầu thủ bóng đá thi đấu cho đội bóng nổi tiếng của Hungary là Ferencvaros), và cô lại được sinh ra ở Sydney (Australia) – thế nên mới có chuyện, Konta từng thi đấu cho màu áo của quần vợt Úc trước khi được nhập tịch Anh hồi năm 2012. Dù vậy, với Konta, chơi bóng cho nước Anh vẫn là một đặc ân, là một niềm tự hào: “Tôi thật sự được sinh ra ở Australia trong một gia đình Hungary, nhưng giờ đây, tôi đã có phân nửa quãng đời sống ở đây, tại nước Anh. Gần như là như vậy. Vì thế, tôi là một công dân Anh quốc, và tôi hoàn toàn tự hào khi được đại diện cho Anh quốc ở đấu trường quần vợt chuyên nghiệp quốc tế. Từ năm 2012 cho đến nay, tôi đã chính thức là người Anh. Đây chính là quê nhà của tôi, là nơi tôi cư trú, là nơi tôi trở về. Đây là nơi tôi vẫn nhớ đến rất nhiều, mỗi khi tôi đi xa. Tôi đã đại diện cho nước Anh ở Olympic 2016, và đó là một trong những thời khắc đáng tự hào nhất trong sự nghiệp quần vợt của tôi”.
Để lọt được vào bán kết Wimbledon mới đây, Konta đã đánh bại Simona Halep (Rumani) trong một trận tứ kết cực kỳ kịch tính, trận đấu mà theo thống kê đã thu hút 7,4 triệu khán giả đón theo dõi (theo BBC, đây là trận đấu thu hút lượng khán giả xem truyền hình đông nhất ở giải Wimbledon 2017). “Đây quả là một phần thưởng vô cùng lớn và là một điều tuyệt vời với quần vợt. Thật tuyệt vời khi có rất nhiều người quan tâm và dính líu đến trận đấu của tôi và sống cùng trong những khoảnh khắc tuyệt vời với tôi. Tôi chắc chắn được nhắc nhở rằng, giờ đây, tôi đã được nhận ra trên đường phố nhiều hơn và như vậy lả rất lạc quan. Mọi người chỉ nói về những điều tốt đẹp và chúc mừng về cuộc phiêu lưu của tôi, họ nói tôi đã truyền cảm hứng cho con cái của họ”, Konta tâm sự.
Dù vậy, chuyến hành trình của Konta ở Wimbledon đã kết thúc theo đúng những gì phải xảy ra, vì khoảng cách trình độ giữa Konta và một người như cô chị nhà Williams vẫn là quá xa, nhưng quan trọng nhất, đó là bài học mà cô đã học được. “Tôi đã nhanh chóng tiêu hóa được trận đấu và hiểu về những thứ mà tôi có thể làm được tốt hơn. Đặc biệt, hiểu được việc đối thủ đã thi đấu như thế nào. Tôi sử dụng đội hỗ trợ xung quanh mình để họ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, giúp tôi tối đa hóa năng lực của bản thân, để họ lắng nghe những thứ bên ngoài. Nhưng tôi luôn biết giới hạn đôi tai của bản thân bởi vì việc tràn ngập thông tin sẽ gây ra sự nhiễu loạn. Sự nghiệp của tôi, thì tôi cố giữ lấy là tốt hơn. Tôi sẽ không nghe quá nhiều thứ từ bên ngoài mà cố gắng tập trung vào chính bản thân mình”, Konta lý giải.
Sau chiến dịch Wimbledon, mục tiêu của Konta là hướng đến nửa sau mùa giải sân cứng, đặc biệt là Grand Slam cuối cùng trong năm, giải US Open ở New York. Nhưng trước mắt, cô sẽ tham gia thi đấu ở Rogers Cup vào đầu tháng 8 trước khi lựa chọn có bảo vệ ngôi vô địch ở giải Bank of the West Classis tại Stanford (California) hay là không.
Chính Konta cũng phải thừa nhận điều này khi trả lời phỏng vấn trên BBC: “Thành thật mà nói, tôi vẫn còn cả đống thứ cần phải cải thiện, trên tất cả các phương diện trong lối chơi của tôi. Tôi biết rằng, vẫn còn rất, rất nhiều việc phải làm ở giai đoạn từ lúc này cho đến khi tôi gặt hái được những thứ tươi đẹp hơn nữa. Rõ ràng, tôi có thể cảm thấy tôi đã cải thiện được về mặt thể lực. Tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn, thậm chí tốt hơn trên sân đấu, và có thể tối ưu hóa khả năng di chuyển của mình”.
Konta – người chỉ xếp hạng… 150 thế giới ở thời điểm khởi đầu mùa giải 2015, nghĩa là, ở vào cái thời điểm đó, cô vẫn chỉ là một tay vợt gần như là vô danh đối với chính giới truyền thông “nhiều chuyện” của Anh quốc – thường nói về cả một quá trình tiến triển về mặt tâm lý mà cô phải trải qua trong quãng thời gian cố gắng cải thiện thứ hạng trên bảng điểm xếp hạng của mình, Konta tin tằng, những trải nghiệm, rồi kinh nghiệm, sẽ giúp cô cải thiện, ngay cả chiến thuật thi đấu của bản thân. “Tôi không ngừng tìm kiếm tiếng vọng của của một tinh thần mạnh mẽ và cả tiếng vọng của chiến thuật. Tôi cố gắng không để rơi rớt lại bất cứ thứ gì ở phía sau”, Konta cho biết.
Dù đang là niềm tự hào số 1 của làng quần vợt Anh quốc, nhưng cũng như… Andy Murray (là một người Scotland), Konta không phải là một người Anh chính gốc. Cha mẹ cô vốn là người Hungary (ông nội cô từng là một cầu thủ bóng đá thi đấu cho đội bóng nổi tiếng của Hungary là Ferencvaros), và cô lại được sinh ra ở Sydney (Australia) – thế nên mới có chuyện, Konta từng thi đấu cho màu áo của quần vợt Úc trước khi được nhập tịch Anh hồi năm 2012. Dù vậy, với Konta, chơi bóng cho nước Anh vẫn là một đặc ân, là một niềm tự hào: “Tôi thật sự được sinh ra ở Australia trong một gia đình Hungary, nhưng giờ đây, tôi đã có phân nửa quãng đời sống ở đây, tại nước Anh. Gần như là như vậy. Vì thế, tôi là một công dân Anh quốc, và tôi hoàn toàn tự hào khi được đại diện cho Anh quốc ở đấu trường quần vợt chuyên nghiệp quốc tế. Từ năm 2012 cho đến nay, tôi đã chính thức là người Anh. Đây chính là quê nhà của tôi, là nơi tôi cư trú, là nơi tôi trở về. Đây là nơi tôi vẫn nhớ đến rất nhiều, mỗi khi tôi đi xa. Tôi đã đại diện cho nước Anh ở Olympic 2016, và đó là một trong những thời khắc đáng tự hào nhất trong sự nghiệp quần vợt của tôi”.
Để lọt được vào bán kết Wimbledon mới đây, Konta đã đánh bại Simona Halep (Rumani) trong một trận tứ kết cực kỳ kịch tính, trận đấu mà theo thống kê đã thu hút 7,4 triệu khán giả đón theo dõi (theo BBC, đây là trận đấu thu hút lượng khán giả xem truyền hình đông nhất ở giải Wimbledon 2017). “Đây quả là một phần thưởng vô cùng lớn và là một điều tuyệt vời với quần vợt. Thật tuyệt vời khi có rất nhiều người quan tâm và dính líu đến trận đấu của tôi và sống cùng trong những khoảnh khắc tuyệt vời với tôi. Tôi chắc chắn được nhắc nhở rằng, giờ đây, tôi đã được nhận ra trên đường phố nhiều hơn và như vậy lả rất lạc quan. Mọi người chỉ nói về những điều tốt đẹp và chúc mừng về cuộc phiêu lưu của tôi, họ nói tôi đã truyền cảm hứng cho con cái của họ”, Konta tâm sự.
Dù vậy, chuyến hành trình của Konta ở Wimbledon đã kết thúc theo đúng những gì phải xảy ra, vì khoảng cách trình độ giữa Konta và một người như cô chị nhà Williams vẫn là quá xa, nhưng quan trọng nhất, đó là bài học mà cô đã học được. “Tôi đã nhanh chóng tiêu hóa được trận đấu và hiểu về những thứ mà tôi có thể làm được tốt hơn. Đặc biệt, hiểu được việc đối thủ đã thi đấu như thế nào. Tôi sử dụng đội hỗ trợ xung quanh mình để họ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, giúp tôi tối đa hóa năng lực của bản thân, để họ lắng nghe những thứ bên ngoài. Nhưng tôi luôn biết giới hạn đôi tai của bản thân bởi vì việc tràn ngập thông tin sẽ gây ra sự nhiễu loạn. Sự nghiệp của tôi, thì tôi cố giữ lấy là tốt hơn. Tôi sẽ không nghe quá nhiều thứ từ bên ngoài mà cố gắng tập trung vào chính bản thân mình”, Konta lý giải.
Sau chiến dịch Wimbledon, mục tiêu của Konta là hướng đến nửa sau mùa giải sân cứng, đặc biệt là Grand Slam cuối cùng trong năm, giải US Open ở New York. Nhưng trước mắt, cô sẽ tham gia thi đấu ở Rogers Cup vào đầu tháng 8 trước khi lựa chọn có bảo vệ ngôi vô địch ở giải Bank of the West Classis tại Stanford (California) hay là không.