Dư âm Thượng Hải Masters 2011: Ngọt ngào và nhạt nhẽo

1-
Dư âm Thượng Hải Masters 2011: Ngọt ngào và nhạt nhẽo

1- Giải Masters 1.000 duy nhất trên đất châu Á trong mùa giải năm nay - Thượng Hải Masters 2011 - cuối cùng đã khép lại với chiến thắng rực rỡ của Andy Murray. Tay vợt hạng 4 thế giới người Scotland đã hoàn tất “Tour đấu châu Á” của mình theo một cách cực kỳ tuyệt vời: thắng “cú hattrick” - vô địch giải Thái Lan mở rộng (hạ Donald Young ở chung kết), vô địch giải Nhật Bản mở rộng (hạ Rafael Nadal ở chung kết) và vô địch giải Thượng Hải Masters (hạ David Ferrer ở chung kết).

Nhờ những thành tích đó, Murray đã qua mặt Roger Federer để trở thành tân số 3 thế giới. Với Murray, 3 tuần lễ vừa qua là cực kỳ ngọt ngào, và nó góp phần giúp anh quên đi những thành tích chán ngán ở hơn nửa đầu mùa giải nhạt nhẽo, thậm chí không kém phần… đắng chát của anh!

Thua trắng Novak Djokovic sau 3 ván đấu ở trận chung kết Australia Open, liên tục thua Rafael Nadal ở 3 trận bán kết liên tiếp (trong đó có 3 trận bán kết Grand Slam - Roland Garros, Wimbledon và US Open)… những thành tích tồi tàn đó khiến người ta quên khuấy đi mất rằng Murray cũng đã thắng được 2 danh hiệu trước khi đến New York (đó là AEGON International và Cincinati Masters). Với Murray, cái cụm từ “tay vợt lớn của những trận đấu nhỏ” dần trở nên nhàm chán đến nỗi tuy anh được xếp vào tốp “tứ đại gia ATP”, không ai tin anh có thực lực ngang bằng với 3 người “huynh đệ” từng thắng Grand Slam kia. Ở các kỳ Grand Slam đình đám, mỗi khi người ta kỳ vọng đến Murray nhất, anh lại thể hiện sự nhạt nhẽo trong tính cách và để thua thất vọng.

Vấn đề là, ẩn sâu trong con người của Murray vẫn còn có những thứ mặn nồng và ngọt ngào, và đó cũng là những tố chất cơ bản chứ không phải cao sang, xa xôi. Màn trình diễn của Murray ở “Tour đầu châu Á” đã minh chứng điều đó. Không có 2 “khắc tinh” Djokovic và Federer, Murray có dịp “phục thù” một “khắc tinh” khác – chiến thắng của anh trước Nadal ở Tokyo đã góp phần không nhỏ khiến cho Nadal đánh mất cơ hội giật lại ngôi số 1 thế giới từ tay Djokovic, tạo điều kiện cho Djokovic trở thành tay vợt thứ 16 trong lịch sử hoàn tất một mùa giải trong cương vị tay vợt số 1 ATP. “Cú hattrick” ngoạn mục, chuỗi 14 trận toàn thắng… tất cả những thứ đó cho thấy Murray không hề ít sâu sắc, không hề ít mặn nồng. Vấn đề là… anh đã ngọt ngào khi người khác đột nhiên nhạt nhẽo.

Dư âm Thượng Hải Masters 2011: Ngọt ngào và nhạt nhẽo ảnh 1

Any Murray và David Ferrer trên bục trao thưởng sau trận đấu chung kết

2- Xét về nhiều khía cạnh, Thượng Hải Masters chắc chắn là giải Masters 1.000 kém hấp dẫn nhất, nhạt nhẽo nhất trong mùa giải 2011. Việc Thượng Hải Masters “mất” những tay vợt hàng đầu - Djokovic, Federer - có thể đổ vấy cho nguyên do khách quan (dù Djokovic và Federer rút lui là do chính chủ kiến của họ), hay việc Nadal bị loại sớm chỉ là một dạng của “tai nạn”, nhưng rõ ràng, có rất nhiều thứ không ổn ở giải đấu lần này. Các tay vợt chơi không “sung”. Họ kiệt sức vì mùa giải kéo dài của ATP? Có thể, khi hết Andy Roddick đến Murray hết mình lải nhải về điều đó. Hay họ có thói quen buông xuôi khi mùa giải không còn quá nhiều mục tiêu để tranh đoạt (và thường trong thời điểm “tranh tối, tranh sáng” như thế này lại là cơ hội để Murray vươn lên…).

Một phần khác, không nhỏ, chắc chắn là do… khán giả và văn hóa cổ động quần vợt quá đỗi “đặc trưng” của người dân Trung Quốc. Từ Trung tâm quần vợt quốc gia Bắc Kinh chuyển sang đến sân Qi Zhong, đập vào mặt giới phóng viên, đập thẳng vào mặt các tay vợt là những khán đài trống vắng đến độ… thẫn thờ. Những trận đấu sớm thường chỉ diễn ra trước một nhúm khán giả xấp xỉ chưa đến một trăm người ngồi lọt thỏm trong cái SVĐ rộng lớn có sức chứa đến hơn 15 ngàn người. Chính tay vợt người Ucraina Alexandr Dolgopolov cũng phải từng thốt lên một cách thật thống thiết: “Thật là kỳ lạ. Sân đấu trống trơn đến phát sợ. Đây đã là vòng 3 một giải Masters 1.000 rồi đó chứ. Vậy mà, bạn vẫn không thể nhìn thấy chút không khí nào ở đây, bạn phải tự động viên mình cố gắng thi đấu!”.

Người ta không hiểu, khi Trung Quốc vận động thành công việc tổ chức một giải ATP World Tour Finals 500 và một giải Masters 1.000 tại quê nhà, khi họ dành ra sự đón tiếp trọng thị với các tay vợt ở sân bay, ở các địa điểm tổ chức sự kiện ngoại khóa, tại sao các CĐV vẫn tỏ ra lạnh nhạt với những nhân vật chính trên sân đấu. Họ… đi lại thoải mái trên khán đài, để đi mua đồ ăn, thức uống, đi vệ sinh (và đi đâu đó ai mà biết) cứ như ở nhà mà không cần quan tâm đến việc các tay vợt phải dừng lại, trọng tài phải nhắc nhở. Họ thoải mái nghe điện thoại và tán dóc như thể đang ở trong một rạp chiếu phim.

Nếu đây là một giải Masters 1.000, hay ATP 500 tổ chức tại Luân Đôn, New York, Madrid… khán giả sẽ có cả giới show-biz, những ngôi sao đình đám. Thế nhưng một trong những “ngôi sao” hiếm hoi hiện diện ở trên sân gần đây là diễn viên phim cấp 3 người Nhật Bản Sora Aoi. Người Trung Quốc đang rất muốn tổ chức thêm Grand Slam thứ 5 trên quê nhà. Họ còn rất nhiều việc phải làm và trước mắt là, xóa sự đi nhạt nhẽo trong văn hóa xem quần vợt của các CĐV. 

ĐỖ HOÀNG

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Bóng đá trong nước

Các trọng tài V-League thực hành trên xe VAR

Sau khi đã trải qua các bước đào tạo lý thuyết và 2 đợt đào tạo tập trung tại phòng LAB (Laboratory), 18 Trọng tài, Trợ lý tham gia lớp đào Trọng tài VAR sẽ tiếp tục bước vào khóa đào tạo quan trọng kéo dài trong 11 ngày (từ ngày 8 đến 18-6-2023).

Bóng đá quốc tế