Chưa có ứng viên Chủ tịch VFF và Chủ tịch không phải làm đề án

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã tiến hành Đại hội thường niên năm 2017 khóa 7 trong ngày 2-12 và một số điểm được mọi người quan tâm như công tác nhân sự.

Chủ tịch VFF khóa 7 Lê Hùng Dũng là trưởng Tiểu ban nhân sự chuẩn bị cho Đại hội VFF khóa 8. Ảnh: MINH HOÀNG
Chủ tịch VFF khóa 7 Lê Hùng Dũng là trưởng Tiểu ban nhân sự chuẩn bị cho Đại hội VFF khóa 8. Ảnh: MINH HOÀNG

Tại Đại hội thường niên VFF trong ngày 2-12, vấn đề chính được đưa ra gồm báo cáo tình hình hoạt độn năm 2017, công ác năm 2018; kết quả kiểm điểm công tác năm 2017 của Ban chấp hành; báo cáo tài chính được kiểm toàn năm 2016...

Sự chú ý được hướng vào dự kiến kế hoạch chuẩn bị Đại hội VFF khóa 8 (2018-2022). Tổng thư ký VFF – ông Lê Hoài Anh khẳng định “VFF sẽ tổ chức đúng thời gian vào trung tuần tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau, đúng như lộ trình chuẩn bị”.

Tiểu ban nhân sự chuẩn bị cho Đại hội VFF khóa 8 gồm các ông: Lê Hùng Dũng (Chủ tịch VFF khóa 7, Trưởng tiểu ban); Nguyễn Nam Hùng (trưởng ban kiểm tra VFF), Nguyễn HIền Lương (ủy viên BCH VFF), Lê Hoài Anh (TTK VFF), bà Nguyễn Thị Thanh Tú (Phó phòng pháp lý VFF).

Tuy nhiên, ai là những ứng viên cho vị trí Chủ tịch VFF nhiệm kỳ mới thì ông Lê Hoài Anh xác nhận hiện tại chưa có. “Sau khi thành lập Tiểu ban nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ 8 của VFF, Tiểu ban trên xây dựng cơ cấu nhân sự, và có quy định là trước thời điểm Đại hội diễn ra 60 ngày thì các ứng viên được giới thiệu sẽ có hồ sơ gởi tới VFF. Hiện nay chưa có danh sách ứng viên chủ tịch do tiêu chí nhân sự chưa xây dựng xong. Hiện chưa có ứng viên nào trong về chủ tịch”, ông Hoài Anh nói.

Đại diện của VFF cũng khẳng định thêm rằng ứng viên là Chủ tịch của VFF nhiệm kỳ 8 sẽ không cần làm Đề án tranh cử “Cá nhân ứng viên chủ tịch chắc chắn sẽ có hồ sơ “hoành tráng”. Nếu người đó đang làm ở cơ quan quản lý thì phải được cơ quan quản lý giới thiệu”, đại diện VFF cho biết. Còn nhớ trong kỳ Đại hội VFF khóa 7 cách đây 4 năm, thường trực VFF từng chia sẻ ứng viên Chủ tịch nên có Đề án tranh cử nếu muốn “chạy đua” bầu chọn vị trí cao nhất của VFF.

Báo cáo của VFF tại Đại hội thường niên ngày 2-12 ghi rõ: "nguồn thu tiếp thi và vận động tài trợ của VFF tính tới ngày 30-9 là 52 tỷ đồng, đạt trên 80% so với nguồn thu dự kiến đề ra".

Điểm được TTK Lê Hoài Anh nhấn mạnh đó là từ Đại hội VFF khóa 8, Ban chấp hành của VFF rút gọn xuống còn 17 người. Hiện tại, số ủy viên Ban chấp hành của VFF khóa 7 là 23 người.

“Quy định giảm số lượng người trong Ban chấp hành đã được VFF cam kết với FIFA và AFC. FIFA đã muốn chúng ta áp dụng từ lần trước nhưng chúng tôi đã có trao đổi về lộ trình để giảm. VFF từng có giai đoạn có 39 thành viên trong Ban chấp hành. Đối với đại diện Ban chấp hành VFF khóa 8, có ý kiến cần có đại diện các CLB tham dự giải chuyên nghiệp, đại diện các ngành nghề, đại diện các đơn vị tổ chức để làm sao có đóng góp tốt nhất. Chúng ta sẽ chắt lọc, lựa chọn nhân sự tốt nhất để điều hành VFF khóa tới”, ông Hoài Anh nói thêm.

Ông Lê Hoài Anh: "Năm 2017 việc cân đối kinh phí cũng là khó khăn cho VFF. Năm 2018, số tiền mà Ban chấp hành cho phép sử dụng nguồn dự phòng là 4 tỷ đồng. Ví dụ sắp tới  ngày 8-12, VFF có đại diện làm việc với phía Nhật Bản để đội U16, U19 tập huấn hay đội nữ đang xin tiền FIFA để tập huấn tại Đức. Việc tận dụng các quan hệ để chúng ta lo chi tập huấn là nỗ lực của VFF giảm chi phí đội. Hiện tại, VFF chỉ tài trợ cho 3 đội tuyển lớn và nguồn tài chính thu về từ đối tác. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho 3 đội tuyển lớn. Tất cả các đội còn lại, VFF tìm nguồn tài trợ để lo cho họ. Con số 4 tỷ đồng là chúng tôi đã trừ đi các khoản cố gắng vận động. Chúng tôi nỗ lực tìm thêm nguồn tài trợ cho các đội tuyển nhỏ".
Đại diện VFF cho biết ông Võ Quốc Thắng sẽ xin thôi chủ tịch công ty VPF còn Phó chủ tịch VFF khóa 7 Đoàn Nguyên Đức làm tới hết nhiệm kỳ rồi nghỉ.

Tin cùng chuyên mục