Bất ổn kéo dài

Hôm qua, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) nhóm họp để tổng kết năm cũ, bàn kế hoạch cho năm 2014. Vài vị ủy viên trong ban chấp hành cố tình né họp, lại có nhiều người than thở rằng đến chỉ để nghe “bài ca cũ”, nhắc lại chuyện năm qua, trong khi điều quan trọng mà ai cũng đang ngóng là phương án chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 5 tới đây ra sao thì chẳng thấy nhắc đến.

Hôm qua, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) nhóm họp để tổng kết năm cũ, bàn kế hoạch cho năm 2014. Vài vị ủy viên trong ban chấp hành cố tình né họp, lại có nhiều người than thở rằng đến chỉ để nghe “bài ca cũ”, nhắc lại chuyện năm qua, trong khi điều quan trọng mà ai cũng đang ngóng là phương án chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 5 tới đây ra sao thì chẳng thấy nhắc đến.

Lâu nay, VFV thích thì họp, còn không thích thì… xả kèo. Lý do thì vô vàn, lúc vì ông chủ tịch liên đoàn bận công cán nước ngoài, khi thì do ông tổng thư ký bận bịu với chiến lược phát triển thể thao thành tích cao Việt Nam (trong vai trò của Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao thuộc Tổng cục TDTT). Nói chung, họp ban chấp hành để được lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp, để được giãi bày tâm tư của mình… lại trở thành điều gì đó rất xa xỉ.

Năm ngoái, bóng chuyền Việt Nam tạm coi là “được mùa” ở đấu trường khu vực, vì đội tuyển nữ vẫn giữ được HCB, còn đội nam đòi được tấm HCĐ từ tay của Myanmar tại SEA Games 27. Nhưng không thể cho đó là thành công, mà chính xác, là một bước lùi về phương diện chuẩn bị lực lượng. Nhiều VĐV lớn tuổi đã chững lại, như Phạm Kim Huệ, Hà Thị Hoa, Phạm Thị Yến ở đội tuyển nữ, chủ công Nguyễn Hữu Hà thừa nhận đã đến lúc anh cần dừng lại để nhường sân chơi cho các đàn em Thanh Thuận, Quang Khánh ở đội tuyển nam.

Nếu nói rằng bóng chuyền Việt Nam đang ổn (vì chắc chắn VFV sẽ báo cáo vừa rồi cả 2 đội tuyển cùng đạt chỉ tiêu huy chương) thì dĩ nhiên là không ổn. Sự kém cỏi trong điều hành và quản lý ở thượng tầng của VFV còn tồn tại thì bóng chuyền Việt Nam sẽ càng trượt dài, tiếp tục mất cân bằng trong nỗ lực thoát khỏi cái bóng của Thái Lan, Indonesia ở “vùng trũng” Đông Nam Á.

Năm 2013, có quá nhiều rắc rối xảy ra, dù chưa đến mức kém cỏi như cách đây 3 năm, nhưng cách điều hành của một vài cá nhân ở VFV khiến người trong giới bóng chuyền lo ngại nhiệm kỳ tới nếu họ tiếp tục xuất hiện và chi phối hoạt động của VFV, mọi thứ sẽ còn tệ hại hơn.

LÊ HÙNG

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

TPHCM World Cup tuần trước là giải cuối cùng Anh Chiến đánh ở UMB

Huy chương bạc SEA Games Nguyễn Đức Anh Chiến gia nhập làng Billiards PBA Hàn Quốc

Tiếp nối một số cơ thủ hàng đầu Việt Nam, đương kim vô địch quốc gia nội dung Carom 3 băng cũng như HCV SEA Games 31 Nguyễn Đức Anh Chiến chính thức rời hệ thống thi đấu của Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) để sang chơi cho hệ thống thi đấu của Hiệp hội Billiards chuyên nghiệp (PBA) tại Hàn Quốc.

Bóng đá trong nước

SLNA - CLB TPHCM: Chiến thắng để an toàn (18 giờ, ngày 6-6)

Đánh bại Đà Nẵng ở trận “chung kết ngược” để tạm thoát khỏi vị trí cuối bảng, song CLB TPHCM vẫn chưa thể an toàn vì khoảng cách nhiều hơn 2 điểm có thể bị san lấp bất cứ lúc nào. Điều này càng có cơ sở khi thầy trò Vũ Tiến Thành còn quá nhiều vấn đề tại hàng thủ, và vòng kế tiếp phải gặp chủ nhà SLNA đang “khát” 3 điểm để chặn đà rơi tự do.

Bóng đá quốc tế

Quần vợt

Roland Garros: Ons Jabeur lọt vào tứ kết lần đầu, sẽ đấu với người phụ nữ Brazil đầu tiên lọt vào TK từ năm 1968

Trong bản lý lịch rất ấn tượng suốt thời gian vừa qua của Ons Jabeur - tay vợt nữ xứ Ả rập và Bắc Phi liên tục làm nên lịch sử, cô vẫn đang “để trống thành tích thi đấu” ở Roland Garros - French Open. Hôm nay, cô gái 28 tuổi người Tunisia có thể tự hào hô lên rằng: “Cuối cùng, tôi cũng đã giành vé lọt vào tứ kết tại kỳ giải Grand Slam trên mặt sân đất nện tại Paris”.