Banh nỉ… trụi lông

Từ lâu, người ta hay gọi môn quần vợt là môn thể thao banh nỉ. Đó là trái banh tròn, làm bằng cao su, bọc nỉ bên ngoài, bên trong rỗng ruột, thường có màu vàng, đường kính trong khoảng 6,35 - 6,60cm, nặng từ 56 - 59,4g. Tại Việt Nam, một thời nó từng là biểu tượng của môn thể thao quý tộc nhưng nay phần nào đã được quần chúng hóa, chỉ cần hùn tiền lại với nhau là có thể vác vợt ra sân thi đấu nghiệp dư như bao người.

Dù môn quần vợt tại Việt Nam ngày nay đã được quần chúng hóa, bình dân hóa nhờ mức sống, nhu cầu sinh hoạt và điều kiện sân bãi mang lại tốt hơn, nhiều hơn nhưng không vì thế mà nó đánh mất đi tính quý tộc vốn có của mình. Người cầm vợt ra sân chơi quần vợt tự thấy mình có một thái độ văn hóa đúng mực hơn, sang trọng hơn, chứ không có kiểu hành xử theo kiểu “giang hồ tứ chiếng”, nhắn tin đe dọa nhau qua điện thoại, đòi chơi kẻ này, hại người kia. Như vụ HLV Trương Quốc Bảo và vận động viên Lê Quốc Khánh đến nỗi phải mang nhau ra kiện cáo. Rồi chuyện ông trưởng bộ môn quần vợt Đoàn Quốc Cường nói một đàng làm một nẻo, bị Liên đoàn Quần vợt TPHCM gọi là “người ba phải” bằng bài viết dài, đăng ngay trên trang web của mình, với những bằng chứng không thể chối cãi.

Chưa hết, để phản đối cách làm thiếu công minh của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam khi chỉ đưa đội hình 2 (tuyến trẻ) tham dự SEA Games 26, vốn là sân đấu đỉnh cao khu vực Đông nam Á, với cách biện minh là đầu tư cho lớp trẻ, hay tay vợt hàng đầu nam và nữ Việt Nam là Đỗ Minh Quân và Huỳnh Phương Đài Trang đòi rút khỏi đội tuyển để… nhường chỗ cho lớp trẻ. Sự việc nổ ra ngay trước hạn nộp danh sách đăng ký chính thức cho Ban tổ chức SEA Games 26 làm rúng động làng banh nỉ. Không khéo, phen này sang Indonesia đội tuyển quần vợt Việt Nam như trái banh nỉ bị vặt trụi lông, còn đâu tinh thần, sức lực mà thi đấu?

Tại SEA Games 17-1993 ở Singapore, tuyển Việt Nam thắng Singapore 1 trận đơn rồi thua chung cuộc 1-2 là đã mừng húm. Đến SEA Games 19-1997, lần đầu tiên thi đấu trên mặt sân đất nện lạ lẫm, Ôn Tấn Lực và Nguyễn Thị Kim Trang xuất sắc giành huy chương bạc đôi nam nữ, tạo bất ngờ lớn. Riêng Ôn Tấn Lực, tay vợt Việt Nam số 1 khi ấy còn đoạt huy chương đồng đơn nam. Hồi đó, làm gì có nhiều giải đấu quốc tế để rèn luyện, giải trong nước còn hiếm huống hồ gì.

Song quần vợt Việt Nam đâu có những chuyện lùm xùm như vừa rồi, mà thiết nghĩ do sự kém cỏi, cửa quyền của số ít người đang nắm giữ bộ môn này. Đúng là “trên không nghiêm, dưới tất loạn”, dẫn đến trong nhiều năm liền, làng banh nỉ Việt Nam bị gán cho câu “phú quý giật lùi” là vì vậy.

Quần vợt Việt Nam cần phải làm cuộc cách mạng như bóng đá hiện nay. Và các vấn đề của nó còn ghê gớm, khủng khiếp hơn nếu những người có trách nhiệm buông lỏng quản lý, để những cá nhân tiêu cực tung hoành mà không có biện pháp ngăn chặn.

Minh Hùng

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Andreeva thắng trận đầu tay khi ra mắt Grand Slam - Roland Garros

Roland Garros: Mirra Andreeva tiết lộ bí quyết thắng trận - lời chúc phúc của Andy Murray, Bianca Andreescu loại Victoria Azarenka

Sự tươi tắn đang ngập tràn ở giải đơn nữ Roland Garros - French Open 2023, khi đám đông khán giả Pháp được chứng kiến màn trình diễn rất sáng sủa của “Tiểu mỹ nhân 16 tuổi người Nga”, Mirra Andreeva. Cô bé sinh năm 2007, quê ở Krasnoyarsk, đã đánh bại đối thủ người Mỹ Alison Riske-Amritraj (Mỹ, hạng 85 WTA) với điểm số 6-2, 6-1 chỉ sau 56 phút đồng hồ.

Bóng đá quốc tế

Chung kết FA Cup: Man.United làm mọi thứ có thể ngăn Man.City

Mọi con đường từ Manchester đều dẫn đến sân Wembley vào Thứ Bảy, nơi diễn ra trận chung kết FA Cup đầu tiên giữa các đối thủ không đội trời chung của thành phố. Và đó chắc chắn là nơi Man.United không muốn chiến tích thắng “cú ăn ba” của mình bị chính gã hàng xóm hùng mạnh đe dọa bắt kịp.

Các môn khác

Bóng bàn Việt Nam du đấu tại Mỹ

Như vậy, đội tuyển bóng bàn Việt Nam có cơ hội được thi đấu giao lưu kết hợp tập huấn tại Mỹ với những gương mặt trẻ và dù ý là tham dự với nhiệm vụ gì thì trên hết vẫn là lần tham dự để tuyển thủ được thêm sự mở mang...