Từ niềm vui của Quảng Ninh đến nỗi lo với các đội hạng Nhất

Việc phiên hiệu Quảng Ninh trở lại với bóng đá Việt Nam từ sân chơi hạng Ba đang tạo ra tín hiệu tích cực. Song, điều này cũng không thể vơi đi nỗi lo khi Giải hạng Nhất quốc gia 2024-2025 phải đối diện nguy cơ không đủ 12 CLB tham dự vì khó khăn tài chính từ phía người chơi.

Bóng đá TPHCM mùa tới sẽ xôm tụ khi có đên 3 đội tham dự các giải đấu thuộc hạng chuyên nghiệp
Bóng đá TPHCM mùa tới sẽ xôm tụ khi có đên 3 đội tham dự các giải đấu thuộc hạng chuyên nghiệp

Phiên hiệu Quảng Ninh trở lại

Những ngày cuối tháng 7, thông tin về phiên hiệu Quảng Ninh trở lại bản đồ bóng đá Việt Nam đã được “phủ sóng” trên các diễn đàn, với những bình luận theo chiều hướng tích cực. Thậm chí, sự xuất hiện của những nhà cầm quân nổi tiếng như Trần Minh Chiến, Nguyễn Văn Đàn và Võ Văn Hạnh trong thành phần huấn luyện của CLB mới, kèm theo cam kết phát triển bền vững từ ban lãnh đạo đã mở ra hy vọng về một ngày bóng đá đất Mỏ sẽ trở lại với V-League.

Quảng Ninh là “thủ phủ bóng đá” của các tỉnh/thành Đông Bắc bộ. Với đội bóng đá nam Than Quảng Ninh lẫn CLB nữ Than Khoáng sản Việt Nam đã và đang đạt thành tích xuất sắc tại hạng đấu cao nhất của bóng nam, nữ Việt Nam. Người hâm mộ tại đây cuồng nhiệt bậc nhất của cả nước, với mỗi trận đấu lăn bóng tại Cẩm Phả không khác gì lễ hội. Họ “máu chơi” đến mức sẵn sàng trao thưởng tiền mặt lẫn hiện kim (điện thoại) để tặng cầu thủ đội nhà ghi bàn hoặc giành chiến thắng.

Nhưng từ khi Than Quảng Ninh dính vào lùm xùm nợ tiền lương và thưởng, để rồi phải giải thể sau mùa giải 2020 mang đến những nỗi buồn cho người hâm mộ địa phương. Dù sân Cẩm Phả trong gần bốn năm qua vẫn được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chọn để phục vụ các sự kiện quốc tế, nhưng việc không có đội bóng nam khiến bầu không khí mang nặng sự đìu hiu và u ám.

1.jpg
Quảng Ninh gây chú ý ở sự trở lại sân chơi bóng đá

Thành lập thì dễ nhưng "nuôi" mới khó

Bóng đá Quảng Ninh vui khi có một CLB giúp địa phương xây dựng lại nền bóng đá. Nhưng trong niềm vui ấy cũng đi kèm những thách thức. Bởi phấn đấu thăng hạng đấu cao hơn cũng kèm theo những thử thách về tài chính lẫn con người. Sự sụp đổ của tượng đài Than Quảng Ninh vẫn còn vẹn nguyên giá trị với đơn vị chủ quản của Quảng Ninh hiện tại.

Còn để cảm nhận rõ hơn sự khốc liệt của sân chơi chuyên nghiệp thì hãy nhìn vào chuyển động của Giải hạng Nhất quốc gia 2024-2025 gần đây. Hàng loạt vấn đề từ các CLB đang đặt ra thách thức với nhà tổ chức. Trước mắt, đơn vị điều hành giải đấu tạm hoãn buổi lễ bốc thăm, xếp lịch thi đấu của sân chơi này lẫn Cúp quốc gia để các CLB có thêm thời gian tháo gỡ khó khăn.

Sau 2 thập kỷ “nuôi” Long An, bầu Thắng đã quyết định trả CLB về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Khó khăn về tài chính buộc đơn vị chủ quản của Bà Rịa - Vũng Tàu phải “cầu cứu” lãnh đạo địa phương chung tay hỗ trợ. Hoàn cảnh tương tự với Đồng Nai, CLB duy nhất vẫn chưa đăng ký tham dự mùa giải 2024-2025, bên cạnh khả năng bỏ ngỏ tham dự giải đấu từ tân binh Định Hướng FC và cả sự “im lặng” của Khánh Hòa.

Theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, mỗi CLB tham dự Giải hạng Nhất phải có tối thiểu 15 tỷ đồng.

Theo dự kiến vào đầu tháng 10, Cúp quốc gia khởi tranh và một tuần sau đến lượt Giải hạng Nhất. Tức còn 2 tháng nữa để các CLB ở hạng đấu này chuẩn bị cho mùa giải mới. Nhưng thời gian thực tế chưa đến một nửa, bởi họ sớm phải chốt có hay không tham dự giải đấu với nhà tổ chức. Và đặt trong khó khăn của nền kinh tế, việc tìm kiếm được nhà tài trợ đồng hành là bài toán rất khó không chỉ của riêng CLB mà còn cả chính quyền. Vì điều này còn phụ thuộc vào cơ chế của từng địa phương.

longan-phutho2023-24-11-5025.jpg
Long An gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuẩn bị

Nên Giải hạng Nhất quốc gia 2024-2025 đang đứng trước nguy cơ điều chỉnh lại thời gian tổ chức hoặc lăn bóng mà không đủ 12 CLB.

Những yếu tố cộng hưởng đòi hỏi người chơi phải thích nghi được với thời cuộc. Các đội cần phải xây dựng lộ trình phát triển phù hợp. Trong đó, ưu tiên khâu đào tạo trẻ và đảm bảo được sự cân bằng về tài chính. Bên cạnh đó, những lời tư vấn lẫn hỗ trợ từ nhân sự đến tài chính của VFF và Công ty CP Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VFF) cực kỳ quan trọng trong việc định hướng hoạt động cho các CLB.

Theo thời gian, nếu các CLB thực hiện tốt được những điều này thì việc họ nhận lại được sự ủng hộ từ người hâm mộ địa phương. CLB sống tốt, các sân SVĐ vui trở lại là điều đáng mừng cho cả nền bóng đá nước nhà. Hy vọng vào những điều tích cực cho các đội trong thời gian tới, để mùa giải được lăn bóng theo đúng kề hoạch

Tin cùng chuyên mục