Mấy mùa trước, dù được đánh giá là có triển vọng, nhưng tài năng của Thanh Thúy vẫn chưa phát lộ ra hết, tầm tấn công còn thấp so với chiều cao 1,90m lý tưởng của một chủ công.
Thế nhưng mùa này, mọi thứ bỗng đổi khác hoàn toàn với màn trình diễn đáng kinh ngạc của Thúy. Ông Nghị miêu tả: “Tôi bất ngờ với chính cô bé này. Thanh Thúy là chủ công số 1 của đội tuyển Việt Nam trong tương lai, nhưng rõ ràng thời gian vừa qua cách thể hiện của Thúy chưa đáp ứng được kỳ vọng. Song kể từ Cúp VTV9 Bình Điền lần thứ 11 ở Tây Ninh, giới chuyên môn đều thừa nhận cô bé này có bước đột phá cả về chuyên môn lẫn tinh thần thi đấu. Điều đó có lợi cho đội bóng VTV Bình Điền Long An và cho cả đội tuyển quốc gia”.
Vài tháng trước, Thanh Thúy còn trầy trật với chấn thương gối, tưởng chừng sẽ khựng lại khiến HLV Nguyễn Quốc Vũ lo lắng cho cuộc hành trình tìm kiếm thành tích của CLB. Tuy nhiên, sau khi bình phục, chủ công 20 tuổi này càng chơi càng hay, những cú tấn công tầm cao của Thúy trở thành nỗi ám ảnh đối với các tay chắn trong nước và quốc tế, bắt đầu từ trận bán kết gặp CLB 4.25 Triều Tiên tại Cúp VTV9 Bình Điền 2017.
Thanh Thúy càng chơi tốt, đội tuyển quốc gia càng mừng.
Chính chuyên gia người Nhật Bản, ông Hidehiro Isirawa, đã không ngần ngại trao băng thủ quân đội tuyển U.23 cho cô ở giải vô địch U.23 châu Á 2017 vừa rồi. Đó là giải đấu mà Thanh Thúy cùng các tay đập trẻ tạo nên kỳ tích với tấm HCĐ châu lục, đồng thời được trao danh hiệu cá nhân “Chủ công xuất sắc nhất”, điều mà trước cô chưa có VĐV nào của Việt Nam làm được, dù chỉ ở cấp độ giải trẻ.
Tất nhiên, đối với những VĐV trẻ, điều cần thiết vẫn là duy trì sự ổn định cho họ, không lạm dụng quá nhiều sức lực cho các giải đấu không quan trọng. Về điểm này, Trưởng đoàn VTV Bình Điền Long An, ông Nguyễn Trịnh Anh Phúc, nhấn mạnh: “Cứ cho rằng Thanh Thúy là chủ công số 1 của đội tuyển quốc gia lúc này thì trách nhiệm của những người làm chuyên môn như chúng tôi vẫn phải bồi dưỡng thêm cho cô. Thúy phải xác định được vai trò của mình ở đội bóng, kể cả tại CLB lẫn đội tuyển quốc gia, để không ngừng phấn đấu vì bóng chuyền Việt Nam, không được chủ quan trong bất cứ tình huống nào. Khi đã bước vào sân thi đấu, Thúy cần hiểu rằng thành công dựa vào cả tập thể chứ không phải nhờ cá nhân nào”.
Ở tuổi 20, chủ công Trần Thị Thanh Thúy đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng điều mà giới làm nghề chờ đợi là cô không quá bay bổng trước những lời có cánh từ nhiều phía dồn về, để tiếp tục phô diễn tài năng, giúp bóng chuyền nữ Việt Nam thay đổi diện mạo trong giai đoạn chuyển giao thế hệ, bắt kịp Thái Lan ở đấu trường khu vực, trước khi nghĩ đến một cuộc bứt phá ở tầm châu lục.
Thế nhưng mùa này, mọi thứ bỗng đổi khác hoàn toàn với màn trình diễn đáng kinh ngạc của Thúy. Ông Nghị miêu tả: “Tôi bất ngờ với chính cô bé này. Thanh Thúy là chủ công số 1 của đội tuyển Việt Nam trong tương lai, nhưng rõ ràng thời gian vừa qua cách thể hiện của Thúy chưa đáp ứng được kỳ vọng. Song kể từ Cúp VTV9 Bình Điền lần thứ 11 ở Tây Ninh, giới chuyên môn đều thừa nhận cô bé này có bước đột phá cả về chuyên môn lẫn tinh thần thi đấu. Điều đó có lợi cho đội bóng VTV Bình Điền Long An và cho cả đội tuyển quốc gia”.
Vài tháng trước, Thanh Thúy còn trầy trật với chấn thương gối, tưởng chừng sẽ khựng lại khiến HLV Nguyễn Quốc Vũ lo lắng cho cuộc hành trình tìm kiếm thành tích của CLB. Tuy nhiên, sau khi bình phục, chủ công 20 tuổi này càng chơi càng hay, những cú tấn công tầm cao của Thúy trở thành nỗi ám ảnh đối với các tay chắn trong nước và quốc tế, bắt đầu từ trận bán kết gặp CLB 4.25 Triều Tiên tại Cúp VTV9 Bình Điền 2017.
Thanh Thúy càng chơi tốt, đội tuyển quốc gia càng mừng.
Chính chuyên gia người Nhật Bản, ông Hidehiro Isirawa, đã không ngần ngại trao băng thủ quân đội tuyển U.23 cho cô ở giải vô địch U.23 châu Á 2017 vừa rồi. Đó là giải đấu mà Thanh Thúy cùng các tay đập trẻ tạo nên kỳ tích với tấm HCĐ châu lục, đồng thời được trao danh hiệu cá nhân “Chủ công xuất sắc nhất”, điều mà trước cô chưa có VĐV nào của Việt Nam làm được, dù chỉ ở cấp độ giải trẻ.
Tất nhiên, đối với những VĐV trẻ, điều cần thiết vẫn là duy trì sự ổn định cho họ, không lạm dụng quá nhiều sức lực cho các giải đấu không quan trọng. Về điểm này, Trưởng đoàn VTV Bình Điền Long An, ông Nguyễn Trịnh Anh Phúc, nhấn mạnh: “Cứ cho rằng Thanh Thúy là chủ công số 1 của đội tuyển quốc gia lúc này thì trách nhiệm của những người làm chuyên môn như chúng tôi vẫn phải bồi dưỡng thêm cho cô. Thúy phải xác định được vai trò của mình ở đội bóng, kể cả tại CLB lẫn đội tuyển quốc gia, để không ngừng phấn đấu vì bóng chuyền Việt Nam, không được chủ quan trong bất cứ tình huống nào. Khi đã bước vào sân thi đấu, Thúy cần hiểu rằng thành công dựa vào cả tập thể chứ không phải nhờ cá nhân nào”.
Ở tuổi 20, chủ công Trần Thị Thanh Thúy đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng điều mà giới làm nghề chờ đợi là cô không quá bay bổng trước những lời có cánh từ nhiều phía dồn về, để tiếp tục phô diễn tài năng, giúp bóng chuyền nữ Việt Nam thay đổi diện mạo trong giai đoạn chuyển giao thế hệ, bắt kịp Thái Lan ở đấu trường khu vực, trước khi nghĩ đến một cuộc bứt phá ở tầm châu lục.