Đây không phải là lần đầu các cầu thủ đang thi đấu được tuyển thẳng vào học ĐH theo quy định của chính sách tạo điều kiện cho các VĐV có thành tích tốt học tập và rèn luyện, nhưng lại là sự kiện gây chú ý khiến mọi người nhớ lại lứa tuyển thủ U.19 đình đám trước đây cũng được đặc cách vào đại học vào năm 2014.
Tháng 7-2014, 10 cầu thủ thuộc Học viện HAGL - Arsenal - JMG lúc bấy giờ đã nhận được thông báo đặc cách tuyển thẳng vào học ĐH tại Trường ĐH Sư phạm TDTT TPHCM. Đó là những cái tên đình đám nhất của làng bóng đá tại thời điểm đó như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Thanh… Còn nhớ, ngày các cầu thủ này đến làm một số bài kiểm tra chuyên môn, báo chí gần như theo sát đưa đầy đủ diễn biến, hình ảnh từ cầu thủ tại trường. Sau đó, ngày đến trường nhập học chính thức của 10 cầu thủ cũng là… sự kiện nóng để các báo khai thác. Bầu Đức khi đó đang rất vui với thành tích của các học trò của lò đào tạo do ông tạo ra nên cũng xuất hiện gần như liên tục trên báo như là một người góp công rất lớn cho bóng đá Việt Nam.
Đa số đều ủng hộ chủ trương đặc cách trên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tài năng thể thao có cơ hội phát triển, nhất là trong điều kiện vừa thi đấu vừa học tập. Ngoài thời gian thi đấu ở các giải trong và ngoài nước, các quãng thời gian trống còn lại cầu thủ sẽ theo học dạng tín chỉ để hoàn thành chương trình. Do đó, dù thời gian học là 4 năm, nhưng các cầu thủ có thể kéo dài thêm tùy điều kiện mỗi người. Riêng với lò đào tạo HAGL, bầu Đức khi đó còn ký kết với ĐH Sư phạm TDTT TPHCM để các giảng viên đến giảng dạy trực tiếp tại học viện bóng đá ở Gia Lai. Điều này không phải đơn vị, CLB hay địa phương nào cũng có thể làm được bởi nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí… Đó là một khởi đầu tốt.
Tuy nhiên, đã gần 4 năm trôi qua, không thấy bất kỳ thông tin nào nhắc đến chuyện học hành của các cầu thủ lứa U.19 năm đó. Sau khi trở thành sinh viên, một số cầu thủ được đưa sang nước ngoài tập huấn hay thi đấu theo dạng cho mượn hoặc chuyển nhượng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… Có cầu thủ khi được gọi tập trung các đội tuyển trẻ quốc gia còn bị CLB không đồng ý cho về nước. Đến thời điểm này, Học viện HAGL - Arsenal - JMG cũng không còn tồn tại khi đối tác Arsenal đã rút khỏi thỏa thuận ký kết 10 năm trước. Có lẽ, cái sự học của những cầu thủ con cưng của nhiều năm trước nay cũng không còn đơn giản và hanh thông như thời mà họ được tung hô như những tài năng xuất chúng.
Giờ đây, tiếp tục có những cầu thủ khác được đặc cách vào ĐH, nhưng lần này có khác. 3 cầu thủ thuộc đội tuyển U.20 vào ĐH trong sự bình lặng, ít được người hâm mộ biết đến. Thế nhưng nhiều người tin rằng, họ sẽ có cơ hội thật sự để học tập, nâng cao chuyên môn và thể chất, vừa hỗ trợ cho hoạt động của một cầu thủ chuyên nghiêp vừa định hướng tương lai khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ.
Đa số đều ủng hộ chủ trương đặc cách trên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tài năng thể thao có cơ hội phát triển, nhất là trong điều kiện vừa thi đấu vừa học tập. Ngoài thời gian thi đấu ở các giải trong và ngoài nước, các quãng thời gian trống còn lại cầu thủ sẽ theo học dạng tín chỉ để hoàn thành chương trình. Do đó, dù thời gian học là 4 năm, nhưng các cầu thủ có thể kéo dài thêm tùy điều kiện mỗi người. Riêng với lò đào tạo HAGL, bầu Đức khi đó còn ký kết với ĐH Sư phạm TDTT TPHCM để các giảng viên đến giảng dạy trực tiếp tại học viện bóng đá ở Gia Lai. Điều này không phải đơn vị, CLB hay địa phương nào cũng có thể làm được bởi nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí… Đó là một khởi đầu tốt.
Tuy nhiên, đã gần 4 năm trôi qua, không thấy bất kỳ thông tin nào nhắc đến chuyện học hành của các cầu thủ lứa U.19 năm đó. Sau khi trở thành sinh viên, một số cầu thủ được đưa sang nước ngoài tập huấn hay thi đấu theo dạng cho mượn hoặc chuyển nhượng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… Có cầu thủ khi được gọi tập trung các đội tuyển trẻ quốc gia còn bị CLB không đồng ý cho về nước. Đến thời điểm này, Học viện HAGL - Arsenal - JMG cũng không còn tồn tại khi đối tác Arsenal đã rút khỏi thỏa thuận ký kết 10 năm trước. Có lẽ, cái sự học của những cầu thủ con cưng của nhiều năm trước nay cũng không còn đơn giản và hanh thông như thời mà họ được tung hô như những tài năng xuất chúng.
Giờ đây, tiếp tục có những cầu thủ khác được đặc cách vào ĐH, nhưng lần này có khác. 3 cầu thủ thuộc đội tuyển U.20 vào ĐH trong sự bình lặng, ít được người hâm mộ biết đến. Thế nhưng nhiều người tin rằng, họ sẽ có cơ hội thật sự để học tập, nâng cao chuyên môn và thể chất, vừa hỗ trợ cho hoạt động của một cầu thủ chuyên nghiêp vừa định hướng tương lai khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ.