Hết Tây Ban Nha, Argentina đến Brazil hay Đức… may mắn lắm mới có được 1 điểm. Trong khi đó, những “sự cố” trên sân vẫn tiếp tục gây tranh cãi, dù đây là giải đấu thế giới đầu tiên công nghệ VAR được đưa vào sử dụng để hỗ trợ cho trọng tài ở những tình huống… gây tranh cãi.
Ngay cả kết quả trận khai mạc cũng đã báo hiệu một giải đấu nhiều “bất trắc”. Lẽ thường thì trận khai mạc giữa chủ nhà với một đội bóng ngang tầm và kết quả đẹp nhất là hòa với mỗi bên một bàn thắng. Vậy mà cái logic đó đã không xuất hiện khi chủ nhà Nga ghi một mạch đến 5 bàn vào lưới Arabia Saudi, tạo nên một trong những trận khai mạc có tỷ số chênh lệch nhất World Cup.
Ngay cả kết quả trận khai mạc cũng đã báo hiệu một giải đấu nhiều “bất trắc”. Lẽ thường thì trận khai mạc giữa chủ nhà với một đội bóng ngang tầm và kết quả đẹp nhất là hòa với mỗi bên một bàn thắng. Vậy mà cái logic đó đã không xuất hiện khi chủ nhà Nga ghi một mạch đến 5 bàn vào lưới Arabia Saudi, tạo nên một trong những trận khai mạc có tỷ số chênh lệch nhất World Cup.
Trớ trêu là với chiến thắng 5 sao này nhưng Nga vẫn bị xem là đội bóng “mong manh”, khó đi xa ở một bảng đấu vốn không có nhiều đội mạnh! Và khi mà trận mở màn có những điều không như bình thường thì như là một chỉ báo cho thấy, những điều khác lạ sẽ sắp xảy ra. Có một đội bóng ở một quốc gia chỉ với khoảng hơn 300.000 dân, lần đầu tiên tham dự vòng chung kết World Cup và ngay ở trận đầu tiên đã khiến cho đội bóng từng 2 lần vô địch thế giới phải chấp nhận chia điểm. Đó là Iceland với đội hình gần như không có cầu thủ nào được biết tên trong làng túc cầu thế giới, đã khiến ngôi sao Messi và Argentina phải bẽ mặt. Với “cỗ xe tăng” Đức, đây không phải lần đầu họ gặp Mexico, nhưng nhìn họ vất vả sử dụng đến hết cả đội hình dự bị hạng sang mà vẫn không ghi nổi một bàn nào mới thấy sự bế tắc không phải luôn đến từ những đội yếu.
Tuy nhiên, chỉ mới vài trận của vòng đấu đầu tiên nhưng cũng cho thấy những “vấn đề” của World Cup mãi vẫn là đề tài tranh cãi. VAR hay “trợ lý trọng tài qua video” là một công nghệ mới lần đầu tiên được sử dụng tại giải bóng đá lớn nhất thế giới. Trước đó, nó đã được FIFA cho thử nghiệm ở một số giải bóng đá quốc gia và mang lại những hiệu quả tích cực. Nhưng ở World Cup, VAR vẫn chưa mang đến sự hài lòng, hơn nữa nó còn là cái cớ gây tranh cãi. Nếu như nhờ công nghệ VAR, Costa của Tây Ban Nha đã được công nhận bàn thắng gỡ hòa vào lưới Bồ Đào Nha, thì cũng ở trận đấu này các cổ động viên đã đặt câu hỏi về quả phạt đền mà Bồ Đào Nha được hưởng khi Ronaldo té “quá đẹp”. Nếu trọng tài chính tham khảo “trợ lý VAR” sẽ thấy rõ hơn pha té ngã “phạt đền hay phạt thẻ đỏ cầu thủ vờ té” cũng đều có lý. Với bàn gỡ hòa của Thụy Sĩ trước Brazil, các cầu thủ đội bóng vàng xanh có lý do để thắc mắc khi trọng tài không sử dụng VAR. Sau khi xem lại băng hình dưới nhiều góc độ, hầu hết đều xác định cầu thủ Thụy Sĩ đã có lỗi đẩy người trước khi đánh đầu ghi bàn vào lưới Brazil. Tiếc thay, trọng tài đã công nhận bàn thắng ngay mà quên rằng mình còn một vị trợ lý chính xác hơn.
Có lẽ những gì đang diễn ra ở vòng đấu đầu tiên World Cup 2018 càng cho thấy bóng đá vốn khó lý giải được sức hấp dẫn của nó. Và dù cho công nghệ có phát triển và can thiệp đến chi li thì yếu tố con người vẫn không thể thay thế, dù chính điều đó là câu chuyện gây tranh cãi mãi không thôi.
Tuy nhiên, chỉ mới vài trận của vòng đấu đầu tiên nhưng cũng cho thấy những “vấn đề” của World Cup mãi vẫn là đề tài tranh cãi. VAR hay “trợ lý trọng tài qua video” là một công nghệ mới lần đầu tiên được sử dụng tại giải bóng đá lớn nhất thế giới. Trước đó, nó đã được FIFA cho thử nghiệm ở một số giải bóng đá quốc gia và mang lại những hiệu quả tích cực. Nhưng ở World Cup, VAR vẫn chưa mang đến sự hài lòng, hơn nữa nó còn là cái cớ gây tranh cãi. Nếu như nhờ công nghệ VAR, Costa của Tây Ban Nha đã được công nhận bàn thắng gỡ hòa vào lưới Bồ Đào Nha, thì cũng ở trận đấu này các cổ động viên đã đặt câu hỏi về quả phạt đền mà Bồ Đào Nha được hưởng khi Ronaldo té “quá đẹp”. Nếu trọng tài chính tham khảo “trợ lý VAR” sẽ thấy rõ hơn pha té ngã “phạt đền hay phạt thẻ đỏ cầu thủ vờ té” cũng đều có lý. Với bàn gỡ hòa của Thụy Sĩ trước Brazil, các cầu thủ đội bóng vàng xanh có lý do để thắc mắc khi trọng tài không sử dụng VAR. Sau khi xem lại băng hình dưới nhiều góc độ, hầu hết đều xác định cầu thủ Thụy Sĩ đã có lỗi đẩy người trước khi đánh đầu ghi bàn vào lưới Brazil. Tiếc thay, trọng tài đã công nhận bàn thắng ngay mà quên rằng mình còn một vị trợ lý chính xác hơn.
Có lẽ những gì đang diễn ra ở vòng đấu đầu tiên World Cup 2018 càng cho thấy bóng đá vốn khó lý giải được sức hấp dẫn của nó. Và dù cho công nghệ có phát triển và can thiệp đến chi li thì yếu tố con người vẫn không thể thay thế, dù chính điều đó là câu chuyện gây tranh cãi mãi không thôi.