“Con đỉa” Li Jingliang: Suýt thành nông dân, được truyền cảm hứng bởi Lý Tiểu Long, biểu tượng MMA Trung Quốc

Quê Tân Cương, ban đầu Li Jingliang không hề xem trọng các môn võ thuật, và đấu vật. Tuy vậy, khi bắt đầu đắm mình vào thế giới đấu vật, và sau này là theo đuổi MMA đầy khát khao, tất cả các nỗ lực cống hiến của Jingliang, giờ đây đã được đền đáp. Dù không phải là võ sĩ hàng đầu của UFC (hồi tháng 6 năm nay, khi UFC công bố bảng xếp hạng các võ sĩ của mình, Li chỉ xếp hạng 14 ở hạng cân bán trung, nếu tính BXH không kể cân, không biết anh tuột xuống vị trí thứ mấy?) nhưng anh được định giá 25 triệu USD…

Li Jingliang
Li Jingliang

Suýt trở thành nông dân

Cuộc đời của Jingliang - có thể đã diễn ra rất khác, và nếu không có những biến cố bất ngờ, giờ đây anh hẳn là một trong những khán giả chỉ biết ngồi nhà xem tivi các màn biểu diễn võ thuật đầy tai tiếng của làng võ cổ truyền Trung Quốc thời gian vừa qua, hay thậm chí cũng có thể trở thành một fan của… Yi Long (Nhất Long, Đệ nhất Thiếu Lâm, nhưng là “hàng fake”)!

Khi còn là một gã trai tơ sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng xa xôi thuộc vùng Tân Cương (ở phía Tây của Trung Quốc), Jingliang từng đùa rằng, anh sẽ trở thành “một nông dân” nếu không có cha mẹ của anh. Thật vậy, nếu cha mẹ anh không lắng nghe lời khuyên của một HLV võ thuật từ một Học viện nghiệp dư địa phương, người có con mắt nhìn nhận các tài năng trẻ và phát hiện ra kỹ năng đấu vật siêu việt của Li, võ sĩ 32 tuổi này không có ngày hôm nay…

Nhưng trong suốt sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình (cả đấu vật lẫn sau này là MMA), Li đã chứng minh anh là một võ sĩ - đô vật kiên nhẫn và tận tụy, cũng là một con người cực kỳ là khiêm tốn, không muốn nói là “khiêm tốn nhất”. Từ một gã trai quê mùa - làng nhàng - suýt làm nông dân đến từ một vùng làng quê xa xôi cực Tây của trung Quốc, Li đã trở thành võ sĩ UFC nổi tiếng và có thu nhập cao. Anh đang là biểu tưởng của MMA đất nước tỷ dân.

“Con đỉa” Li Jingliang: Suýt thành nông dân, được truyền cảm hứng bởi Lý Tiểu Long, biểu tượng MMA Trung Quốc ảnh 1 Li là biểu tượng của MMA Trung Hoa

Biện danh “Con đỉa” đến một cách tình cờ

Tại sao người ta lại gọi Jingliang là “Con đỉa” (“The Leech” theo nghĩa tiếng Anh)??? Biệt danh ghê gớm đó đã in hằn lên cơ bắp của Li nhưng nó lại có một xuất xứ rất tình cờ, chẳng có gì là sâu xa cả. Hồi xưa, trong một trận đấu căng thẳng, Li tấn công đối thủ khó nhằn của mình bằng một đòn “siết cổ tư thế đứng” (chiêu thức nghĩa tiếng Anh là “Guillotine Choke”).

Để khuất phục hoàn toàn đối thủ, Li cứ từ từ, rất chậm chạp và từng chút một, tăng độ cơ bắp trong đôi tay siết cổ đôi phương, như thể là một con đỉa đang từ từ hút máu con mồi của mình. Trong khoảnh khắc chứng kiến đòn siết cổ đứng chậm chạp nhưng không thể hóa giải đó của Li, một người bạn anh ngồi ngoài sàn đài đã hét lên: “Con đỉa”. Và kể từ thời điểm đó trở đi, “Con đỉa” trở thành biệt danh bất di bất dịch của võ sĩ cao tới 1m83, và nặng 77kg.

Con đường đến với đấu vật cổ truyền Trung Quốc và MMA

Con đường đến với đấu vật cổ truyền Trung Quốc (nghĩa tiếng Anh là “Chinese Wrestling”, hay “Shuai Jiao” - Suất Giảo, theo nghĩa Trung Quốc) cũng khá kỳ lạ. Khi vị HLV có biệt tài nhận ra các tài năng trẻ tiếp cận và mời Li theo học ở Học viện tại địa phương, ban đầu anh rất “lửng lơ con cá vàng”, không đặc biệt quan tâm vì ở độ tuổi đó có nhiều sở thích hơn…

Tuy vậy, cha mẹ đặc biệt bắt Li phải theo học môn đấu vật một cách thật sự nghiêm túc. Đến năm 16 tuổi, Li bắt đầu bộc lộ tài năng và được gửi đến cho sư phụ Bao Li Gao (được gọi là “Vua Tán Thủ” Trung Quốc). Khi đó thầy Bao đang là nhà vô địch quốc gia môn Tán Đả. Để rồi, dưới sự truyền thụ của Bao sư phụ, Li tham gia các giải MMA, với những giải đấu tên tuổi như là Art of War Fighting Championship, Legend Fighting Championship, trở nên nổi tiếng.

Đánh bại “Hiệp sĩ Jedi” và danh trấn thiên hạ

Ban đầu, sức ảnh hưởng của Jingliang chỉ gói gọn trong lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng một trận đấu diễn ra hồi 27-4-2013, khi anh vẫn còn thượng đài ở hệ giải Legend FC, đã góp phần giúp lan tỏa tên tuổi của Li ra khắp toàn cầu. Đó là trận đấu anh đánh bại “Hiệp sĩ Jedi” Luke Jumeau (võ sĩ người New Zealand hiện cũng là đồng nghiệp của Jingliang tại UFC) trong trận đấu tranh đai bán trung của Legend Fighting Championship ở Kuala Lumpur.

Đó là trận đấu khá căng thẳng. Có những thời điểm, Li bị Luke khóa tay nằm ngửa ra sàn đài. Võ sĩ người New Zeland thậm chí còn thò cả 2 chân ra khỏi dây đài để lấy thế siết cổ đối phương. Nhưng mọi thứ đều trở nên vô ích. Ở nửa cuối hiệp đấu thứ 3 (cũng là hiệp đấu cuối cùng của trận tranh đai vô địch “vàng ròng”), Li chuyển thế tấn công bằng chiêu “Guillotine Choke”, khi Luke đang nửa đứng nửa ngã ngửa dựa vào dây đài. Luke ra dấu hiệu đầu hàng…

Chiến thắng đó khiến tên tuổi của Li vượt ra khỏi ranh giới Trung Quốc, đánh động đến “Ông bầu trọc đầu” Dana White, và bản hợp đồng tổng trị giá đến thời điểm này lên đến hàng triệu USD đã được gửi đến trước mặt của Li vào năm 2014. Li trở thành người Trung Quốc thứ 3 ở trong lịch sử gia nhập UFC. Anh có trận ra mắt đầy thành công - khiến cho David Michaud phải nhận trận thua đầu tiên trong sự nghiệp, ở sự kiện UFC 173. Li tự tạo ra tên tuổi!

“Con đỉa” Li Jingliang: Suýt thành nông dân, được truyền cảm hứng bởi Lý Tiểu Long, biểu tượng MMA Trung Quốc ảnh 2 Li tự tạo ra tên tuổi của mình trong lồng sắt bát giác UFC

Đang là “Triệu phú đô la”

Nếu như ở lại quê nhà và làm nông dân, Li sẽ không có được số tài sản khổng lồ như ngày hôm nay, và là biểu tượng số 1 của làng MMA Trung Quốc. Ngay ở trong những giấc mơ điên rồ nhất, anh cũng không dám mong bản thân được như thế này. Nhờ vào 2 đầu quyền và 2 cánh tay cơ bắp, Li đã kiếm được số tiền thưởng giá trị và xứng đáng, tăng trưởng đều qua hàng năm…

Năm 2018, anh mới kiếm được khoảng 20 ngàn USD/1 trận đấu. Đến năm 2020, thu nhập của anh qua trừng trận đấu đã trở thành 64 ngàn USD. Theo một số chuyên gia tài chính MMA, ước tính tài sản của anh trị giá 25 triệu USD, đó là con số khủng khiếp nếu so với mức thu nhập bình thường của các võ sĩ trực thuộc làng võ Trung Quốc - cả võ cổ truyền lẫn MMA.

“Con đỉa” Li Jingliang: Suýt thành nông dân, được truyền cảm hứng bởi Lý Tiểu Long, biểu tượng MMA Trung Quốc ảnh 3 Li đang là triệu phú đô la

Được Lý Tiểu Long truyền cảm hứng

Mỗi một võ sĩ đấu đài chuyên nghiệp đều lấy một hình ảnh võ sư huyền thoại để mà soi chiếu bản thân mình, và xem đó như là ngọn hải đăng dẫn đường vượt lên phía trước, băng qua các trận đấu gian khó, đả bại các đối thủ cứng cựa. Với Li, anh chọn hình tượng của “tiền bối” Lý Tiểu Long (tên tiếng Anh là “Bruce Lee”) để làm “kim chỉ nam” cho bản thân của chính anh.

Từ khi còn là một cậu nhóc, Li thường say mê trước màn ành truyền hình, xem đi xem lại các bộ phim kungfu kinh điển của Lý Tiểu Long. Cậu nhỏ đó thậm chí còn thuộc nằm lòng những câu nói, hiểu rõ những triết lý mà Lý Tiểu Long muốn truyền đạt lại cho khán giả qua các bộ phim võ thuật đậm chất hành động của ông. Lý thuyết và cả thực tiễn về chiến đấu của Lý Tiểu Long, cả cách nhìn nhận cuộc sống của ông, đã khiến Li thay đổi nhiều quan điểm về MMA. Li cho biết, qua Lý Tiểu Long, anh thấy “võ tổng hợp” đã giúp anh vượt qua khó khăn thế nào.

Những màn kết liễu hàng đầu của Li

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cựu VĐV Trần Mai Hạnh, Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Văn Hùng đang được tin tưởng nhận nhiệm vụ làm công tác huấn luyện chuyên môn ở tuyển điền kinh trẻ Việt Nam. Ảnh: MINH MINH

Điền kinh Việt Nam hưởng lợi từ dàn HLV trẻ tiềm năng

Điền kinh là môn trọng điểm của thể thao Việt Nam và hiện tại nhà quản lý ngành thể thao đang chứng kiến nhiều HLV trẻ sẵn sàng với công tác huấn luyện là lực lượng dồi dào kế cận những người thầy đi trước của mình.

Run To Live mùa 2-2025 đã nhận được nhiều sự yêu mến từ phía các runner

Sẵn sàng cho đường đua Run To Live 2025

Là một gương mặt mới trong làng giải chạy marathon của Việt Nam, thế nhưng giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống (do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở VH-TT TPHCM, công ty Miracle Entertainment Group và Ban Quản lý phát triển đô thị Thủ Thiêm đồng tổ chức) đã chứng minh được sức hút của mình trong cộng đồng chạy bộ, thể hiện qua việc "sold out" hết vé ở tất cả cự ly thi đấu mùa giải thứ 2 năm 2025.

Nguyễn Quốc Nguyện có ngày thi đấu không thành công

Hana Card cùng Nguyễn Quốc Nguyện trở thành cựu vương

Mặc dù nỗ lực bám đuổi, đương kim vô địch Hana Card với sự góp mặt của cơ thủ Việt Nam Nguyễn Quốc Nguyện đã thất bại 2-3 trước Weebies trong loạt trận play-off, chính thức trở thành cựu vương Giải Billiards PBA Team League 2025 tại Hàn Quốc.

Niềm vui của đội Hana Card khi gỡ được ván đấu thứ 3 níu kéo cơ hội

Hana Card níu kéo hy vọng

Lội ngược dòng đánh bại Weebies trong lần đối đầu thứ ba vào tối nay, đương kim vô địch Hana Card có sự góp mặt của cơ thủ Nguyễn Quốc Nguyện – đã níu giữ hy vọng cạnh tranh tấm vé vào chung kết Giải Billiards PBA Team League 2025.

Bivol lần đầu tiên thống nhất 4 đai vô địch lớn ở hạng cân dưới nặng

Artur Beterbiev vs Dmitry Bivol II: Bivol “báo thù rực cháy”, sẽ trở thành “Minh chủ mới” của làng quyền dưới nặng

Thi triển hết tất cả tuyệt kỹ của mình, mạo hiểm xông lên phía trước khi thời điểm đến với thủ luôn sừng sững ở đó như một chiếc xe tăng, Dmitry Bivol đã giành chiến thắng điểm rất ấn tượng, “báo thù” Artur Beterbiev. Và anh trở thành “Minh chủ mới” của làng quyền hạng dưới nặng!

Nguyễn Quốc Nguyện "ngồi chơi xơi nước" nhìn đồng đội thi đấu

Hana Card nhận thất bại khi Nguyễn Quốc Nguyện chưa kịp ra sân

Do được xếp thi đấu ở ván thứ 7 – ván cuối cùng trong trận đối đầu với Weebies tại lần gặp đầu tiên trận play-off vòng chung kết Giải Billiards PBA Team League 2025, Nguyễn Quốc Nguyện đã không kịp ra sân khi các đồng đội của anh để thua trước đó.

HLV Phan Thị Hà Thanh (ngoài cùng bên phải) đang là HLV phụ trách đội nữ TDDC quốc gia của thể thao Việt Nam. Ảnh: THANH PHAN

Thời để HLV trẻ xông pha

Sau thế hệ các HLV cựu trào thì bây giờ thể thao Việt Nam bắt đầu có lớp kế cận là những HLV trẻ tuổi đời nhưng không thiếu sự nhiệt huyết chuyên môn cũng như chịu khó trau dồi, tích lũy kinh nghiệm bước ra huấn luyện.

Thái Sơn Nam