Trong cuộc làm việc công bố giải bóng chuyền siêu cúp đạm Cà Mau năm 2017 ở ngày 5-10 tại Hà Nội, TTK VFV – ông Lê Trí Trường cho biết Liên đoàn bóng chuyền thế giới đã đưa vào luật mới cho phép trong 1 trận đấu các đội có quyền khiếu nại (được phép 2 lần) khi xảy ra sự cố mà mình cho là trọng tài xử lý không đồng tình. “Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chúng ta chưa áp dụng được và tại giải ở siêu cúp đạm Cà Mau năm 2017 cũng chưa thực hiện bởi yếu tố khó khăn về phương tiện kỹ thuật chưa cho phép”, ông Trường nói.
Để đưa luật khiếu nại trong trận đấu vào thực tiễn thì ở mỗi trận đấu, BTC phải có thiết bị kỹ thuật ghi hình, đủ số máy quay theo quy định và sự khiếu nại được xem lại thông qua băng ghi hình.
“Trang thiết bị cần có chi phí thực hiện. Điều này chúng tôi đang cập nhật để có sự chuẩn bị tốt nhất”, ông Trường cho biết thêm. Trong khi đó, Chủ tịch VFV – ông Lê Văn Thành cho biết Liên đoàn sẽ cố gắng sớm đưa luật này vào áp dung thi đấu trong nước đúng tiêu chuẩn của Liên đoàn bóng chuyền thế giới và sẽ tham vấn, tìm hiểu chi phí về đầu tư trang thiết bị ghi hình cho các trận đấu.
Giải bóng chuyền siêu cúp đạm Cà Mau năm 2017 sẽ tranh tài tại NTĐ tỉnh Thanh Hóa từ ngày 25 tói 29-10. Đáng chú ý, sau hơn 10 năm, địa phương này mới được là chủ nhà một giải bóng chuyền thuộc hệ thống thi đấu quốc gia.
Thưởng cho chức vô địch của giải tương đương giải VĐQG bóng chuyền là 100 triệu đồng.
Đúng theo quy định là siêu cúp đạm Cà Mau chỉ dành cho 4 đội nam, 4 đội nữ có thứ hạng cao nhất của mùa giải VĐQG năm trước, năm nay giải quy tụ 4 CLB nam gồm Thể Công (đội vô địch VĐQG 2016), Sanest Khánh Hòa, Biên phòng, TPHCM và 4 CLB nữ: NH Công Thương, Thông tin LVPB, VTV BĐLA, Tiến nông Thanh Hóa (chủ nhà).
Các đội đấu vòng bảng theo thể thức vòng tròn, chọn 2 đội có thành tích cao nhất vào đấu chung kết. Năm nay, không đội bóng nào thuê VĐV ngoại thi đấu tại giải dù điều lệ cho phép. Giải có tường thuật trực tiếp trên VTV.
Năm ngoái, đội vô địch giải là VTV BĐLA (nữ) và Sanest Khánh Hòa (nam).