Bản quyền truyền hình V-League 2012 - Cuộc chiến cân não

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên chưa thay mặt VPF đàm phán hợp đồng bán bản quyền truyền hình với AVG. Nhưng thực tế, một cuộc chiến cân não đang xảy ra giữa VPF, AVG, VTV, VTC xung quanh vấn đề bản quyền phát sóng V-League 2012…
Bản quyền truyền hình V-League 2012 - Cuộc chiến cân não

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên chưa thay mặt VPF đàm phán hợp đồng bán bản quyền truyền hình với AVG. Nhưng thực tế, một cuộc chiến cân não đang xảy ra giữa VPF, AVG, VTV, VTC xung quanh vấn đề bản quyền phát sóng V-League 2012…

  • AVG có thật hảo tâm?

Trong cuộc họp tổng kết mùa giải 2011, AVG đã phát đi thông báo sẽ cho không các nhà đài bản quyền phát sóng V-League, hạng Nhất mùa 2012. Kể cả những nhà đài có tầm cỡ như VTV, VTC cũng không phải trả lệ phí nếu phát sóng các trận đấu V-League. Quyết định của AVG thật sự làm ngỡ ngàng, bởi để có được bản quyền truyền hình của V-League, hạng Nhất… AVG phải tốn gần 7 tỷ đồng cho VFF.

Mùa giải 2012 đã cận kề, nhưng người hâm mộ chưa biết sẽ được xem trực tiếp bóng đá ở nhà đài nào. Ảnh: Dũng Phương

Mùa giải 2012 đã cận kề, nhưng người hâm mộ chưa biết sẽ được xem trực tiếp bóng đá ở nhà đài nào. Ảnh: Dũng Phương

Việc AVG miễn phí, tưởng chừng là hảo tâm của đối tác này, nhưng sự thật thì chưa hẳn như vậy. Mùa trước, AVG đã quy tụ các nhà đài trên khắp cả nước lại và đề nghị, những nhà đài này tự sản xuất sóng truyền hình, cung cấp cho AVG, đổi lại AVG không đòi hỏi bất cứ khoản phí bản quyền truyền hình V-League, hạng Nhất. Nhiều nhà đài địa phương đã gật đầu, và việc AVG không thu tiền phí bản quyền là thực hiện đúng lời hứa trước đó.

Vấn đề ở chỗ, AVG đã chơi chiêu. Các nhà đài địa phương không mất tiền mua bản quyền, nhưng đổi lại, họ phải cung cấp hình ảnh trận đấu lên sóng của AVG. Tức là AVG không hề mất thêm chi phí sản xuất hình ảnh trận đấu, đảm bảo đáp ứng hợp đồng với VFF là giúp V-League lên sóng truyền hình tối đa. Cũng nhờ có hình ảnh miễn phí do các nhà đài khác cung cấp, AVG có quyền được “tặng” thêm cho những đài truyền hình có nhu cầu tiếp sóng. Tất nhiên, nếu tiếp sóng của AVG, nhà đài gián tiếp phải tiếp nguyên trạng những gì AVG cung cấp.

Nói tóm lại, AVG chấp nhận bỏ gần 7 tỷ mua bản quyền từ VFF, cho các nhà đài được miễn phí bản quyền, nhưng họ lại lãi phần chi phí sản xuất. Trừ những trận AVG tự sản xuất hình ảnh, phần còn lại chủ yếu do các đài địa phương thực hiện. AVG “vô tình” tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất, vì đã kiếm được những người làm thuê không công. Như vậy, AVG chẳng khác gì đang “ông gắp chân giò, bà thò chai rượu”.

  • Tẩy chay?

Ai nắm chuôi dao?
 

Bầu Kiên tuyên bố, VPF sẽ đàm phán lại với AVG về thời hạn bản quyền truyền hình. Ông Kiên cũng đặt ra thời hạn 3 năm để đàm phán với AVG. Nhưng AVG, với bản hợp đồng 20 năm với VFF cũng có những lợi thế nhất định: AVG ký với VFF chứ không phải VPF, đặc biệt là nếu ngồi lại đàm phán, mọi việc chỉ quyết định sau 5 năm thực hiện hợp đồng.

Dẫu vậy, bầu Kiên cũng có sự ủng hộ của các nhà đài, đặc biệt là vị thế và ảnh hưởng của VTV. Hơn thế nữa, với tư cách cổ đông chiến lược của Eximbank - đơn vị tài trợ 30 tỷ đồng cho V-League, bầu Kiên sẽ có cái thế riêng để đàm phán với AVG. Cho nên, khi bầu Kiên đã đăng đàn, đòi hỏi phải làm lại với AVG thì mọi việc cứ phải đợi… bầu Kiên ra tay.

Ngoài những đài địa phương ký thỏa thuận “làm thuê” cho AVG, nhà đài quan trọng nhất là VTV thì lắc đầu. Tuy nhiên, giữa AVG và VTV sau cuộc đàm phán mới nhất đã chưa đạt được thỏa thuận để sản xuất, phát sóng V-League, hạng Nhất mùa 2012.

Trước đó, trong cuộc đàm phán, AVG nêu 2 điều kiện cho VTV: thứ nhất, nếu chọn trận và tự sản xuất, AVG sẽ chọn trước và họ sẽ lấy 6/7 trận đấu mỗi vòng đấu, chỉ chừa lại 1 trận cho VTV trực tiếp; thứ hai, nếu VTV muốn chọn trận để phát sóng, VTV phải dùng hình ảnh do AVG cung cấp (có thể do AVG tự sản xuất hoặc lấy của một đài địa phương).

Phó Trưởng Ban biên tập VTV3 Phạm Ngọc Tiến cho biết, yêu cầu của AVG không được VTV chấp thuận. Bởi đối với VTV, tiêu chí lớn nhất là phục vụ đồng bào cả nước nên VTV phải được chọn trận đấu trước, đảm bảo chất lượng tối đa.

Mặt khác, VTV muốn tránh tình trạng bị AVG đặt vào thế, phải truyền gần như tối đa những trận đấu của một CLB, vì vậy, có thể biến thành “đài địa phương” của CLB. Riêng việc nối sóng của AVG sản xuất, VTV cũng lắc đầu, bởi thực tế kinh nghiệm, trình độ sản xuất trực tiếp bóng đá, VTV là đỉnh nhất chứ không phải AVG.

Đến giờ, cuộc đàm phán của AVG và VTV chưa có lối ra, trong khi VTC cũng giữ thái độ im lặng, chưa đàm phán gì với AVG. Tất nhiên, theo ông Tiến, VTV đặt tiêu chí phục vụ lên cao nhất nên họ sẽ cố gắng truyền trực tiếp V-League như thông lệ. Chỉ có điều, cái đó còn phụ thuộc vào việc, AVG có xuống nước hay không. Cho nên, dù nửa tháng nữa, trái bóng V-League 2012 sẽ lăn nhưng cũng chưa biết chắc chắn, VTV hay VTC có truyền trực tiếp V-League hay không. Tất cả còn đặt vào thế bỏ ngỏ… 

Ngọc Linh

VFF khá liều khi giao toàn quyền cho AVG khai thác hình ảnh của bóng đá Việt Nam. Ảnh: D.P

VFF khá liều khi giao toàn quyền cho AVG khai thác hình ảnh của bóng đá Việt Nam. Ảnh: D.P

Tin cùng chuyên mục