VFF đá “chiến thuật” nào?

Việt Nam là một trong những nước được AFC triển khai chương trình “Tầm nhìn châu Á”, như vậy, chắc chắn VFF hiểu rất rõ cấu trúc của chương trình này. Theo “chiến thuật 5-3-2” của chương trình thì vị trí tiền đạo được dành cho truyền thông và khán giả. Nhưng hình như là VFF lại đá “chiến thuật” khác thì phải.
VFF đá “chiến thuật” nào?

Việt Nam là một trong những nước được AFC triển khai chương trình “Tầm nhìn châu Á”, như vậy, chắc chắn VFF hiểu rất rõ cấu trúc của chương trình này. Theo “chiến thuật 5-3-2” của chương trình thì vị trí tiền đạo được dành cho truyền thông và khán giả. Nhưng hình như là VFF lại đá “chiến thuật” khác thì phải.

Có thể nói trong thời gian gần đây, VFF đã hoạt động khá hiệu quả trong việc tìm kiếm tài trợ cho các giải đấu tại Việt Nam mà tiêu biểu chính là khoản thu “khủng” 30 tỷ đồng từ Eximbank cho riêng V-League. Chưa hết, theo qui định của điều lệ thì các CLB phải đóng góp tiền quỹ cho BTC đồng thời tiền thu từ các án phạt, thẻ phạt đều cũng nộp về. Đấy là chưa nói, còn tiền bản quyền quyền hình của Công ty AVG. Trong khi đó, ngoài việc chi tiền thưởng cũng như các chi phí làm nhiệm vụ của các tiểu ban thì BTC không phải chi thêm gì hết.

Nên mới thử đặt câu hỏi: Ví dụ như khoản tiền 30 tỷ đồng của Eximbank được dùng làm gì?

Theo quan sát của chúng tôi thì cho đến thời điểm này, BTC giải hầu như chẳng làm gì cả ngoài buổi họp báo công bố nhà tài trợ. Thông tin cho biết, có 3-5 tỷ đồng được dự kiến chi cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, truyền thông, nhưng cho đến nay, không hề có hoạt động tiếp thị, tổ chức trò chơi, quảng cáo đại chúng nào cho nhà tài trợ hoặc cho bản thân giải đấu ngoài những băng rôn của chính các CLB quảng cáo những trận đấu.

Tất nhiên, tiền VFF kiếm được thì còn phải gộp chung về ngân sách, phục vụ cho những lĩnh vực không thu hút được tài trợ. Đành là thế nhưng ít ra, phải trích nguồn tiền ấy phục vụ cho V-League với mục tiêu phát triển giải đấu được xem là “con bò sữa” này chứ. Phải chăm sóc “con bò” thì mới kiếm được nhiều “sữa”.

Nhận của Eximbank tới 30 tỷ đồng, nhưng nhiều người thắc mắc không hiểu BTC giải V-League chi tiêu ra sao cho phải lẽ? Ảnh: Hoàng Hùng

Nhận của Eximbank tới 30 tỷ đồng, nhưng nhiều người thắc mắc không hiểu BTC giải V-League chi tiêu ra sao cho phải lẽ? Ảnh: Hoàng Hùng

o0o

Vậy nhưng “hàng tiền đạo” theo Tầm nhìn châu Á lại có vẻ không được quan tâm đúng mức. Giới truyền thông, vì công việc (và tất nhiên là cả quyền lợi của mình), tuyên truyền không mệt mỏi cho V-League. Mới phản ảnh tiêu cực một chút, phê phán cách làm của BTC một chút, đã bị VFF “trách móc” là không vì cái chung, không hô hào phát triển cho bóng đá Việt Nam. Khổ nỗi, có nói tốt cho các giải đấu như V-League hay Cúp Quốc gia thì được cái gì, trong khi sự thật lại có quá nhiều điều đáng để chê trách.

Rồi đến khán giả. Gần như VFF giao hẳn công việc này cho các đội bóng theo kiểu “đông hay không đông thì mấy ông ráng chịu”. Thế mới có chuyện N.Sài Gòn đi thuê dàn kèn, trống vào sân cổ động để có cái gọi là “không khí bóng đá”, chứ kỳ thực, các CLB cũng gần như bất động trong việc tìm cách thu hút khán giả đến sân. Đối với nhiều ông chủ đội bóng, chỉ cần tên tuổi nhắc tới, nhắc tới, nhắc lui trên báo là đủ. Và hình như, với các nhà tài trợ thì cũng chỉ cố căng to logo của mình phủ đầy trên áo thi đấu cầu thủ. Cũng chỉ cốt được lên hình ảnh mà thôi.

Cần phải thắc mắc là tại sao không thấy BTC dùng tiền tài trợ để tăng hoạt động quảng bá cho V-League. Cách đây 5 năm, khi Công ty quảng cáo Đất Việt còn làm cho VFF, họ đã tổ chức những trò chơi giữa trận đấu vừa phục vụ nhà tài trợ, vừa tăng thêm chút sắc màu cho các trận đấu. Bên cạnh đó, họ còn trả tiền cho truyền hình thực hiện phóng sự, điểm tin cũng như thuê hẳn công ty nghiên cứu thị trường đánh giá chất lượng V-League.

Những hoạt động mang tính chuyên nghiệp ấy lẽ ra phải phát huy, phải dùng tiền tài trợ đang tăng dần mỗi năm để thực hiện đa dạng hơn. Đằng này, suốt 5 năm qua, ngay cả việc làm cho hiệu quả các bảng quảng cáo của nhà tài trợ chính V-League trên các sân cũng còn chưa được quan tâm đúng mức thì nói gì đến việc chi tiền để làm PR cho giải đấu được xem là số 1 Đông Nam Á.

Hình như là VFF đang đá theo chiến thuật “chấp” cả hàng tiền đạo, miễn sao tiền vào ngân quỹ, giải kết thúc đúng hạn.

Chỉ có “tiền đạo truyền thông” là đau lòng khi nhìn lên khán đài trống vắng “người đá cặp” của mình là khán giả mà thôi. 

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục