Tự thân vận động

Các VĐV người khuyết tật của Việt Nam đã lên đường sang Indonesia để tranh tài tại đại hội thể thao dành riêng cho họ. Kỳ này, mục tiêu là hơn 70 HCV và đứng hạng 4 toàn đoàn, tuy nhiên, không mấy ai quan tâm đến chỉ tiêu đó bởi việc tham gia tranh tài đã là những chiếc huy chương dành cho người khuyết tật. Chuyện thành tích, dù là để nỗ lực hơn, đôi khi cũng không cần thiết.
Tự thân vận động

Các VĐV người khuyết tật của Việt Nam đã lên đường sang Indonesia để tranh tài tại đại hội thể thao dành riêng cho họ. Kỳ này, mục tiêu là hơn 70 HCV và đứng hạng 4 toàn đoàn, tuy nhiên, không mấy ai quan tâm đến chỉ tiêu đó bởi việc tham gia tranh tài đã là những chiếc huy chương dành cho người khuyết tật. Chuyện thành tích, dù là để nỗ lực hơn, đôi khi cũng không cần thiết.

Nhân chuyện của đoàn thể thao khuyết tật, nói chuyện một số môn thể thao tại Việt Nam hiện vẫn đang trong tình trạng bao cấp, chờ Nhà nước đầu tư mà thấy tiếc. Ví dụ như môn điền kinh, đến nay vẫn còn cơ chế tập trung đầu tư cho vài VĐV thay vì phải khuyến khích hoạt động thi đấu chuyên nghiệp. Điền kinh trong khu vực châu Á hiện cũng đã có nhiều giải đấu tiền thưởng do các VĐV cũng đã tiệm cận đến các thành tích có HCV. Tại sao các VĐV của chúng ta không chủ động đăng ký tham gia, vừa nâng thành tích vừa giảm chi phí đầu tư của Nhà nước.

Tự thân vận động ảnh 1

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam trong buổi lễ xuất quân tham dự Para Games 6 - Indonesia. Ảnh: Hoàng Hùng

Rồi ở các môn cờ vua, cầu lông, quần vợt… đã có những VĐV thi đấu chuyên nghiệp và kiếm tiền cũng khá nhưng số lượng lại quá ít. Tất nhiên, muốn tham gia thì cũng phải chịu không ít tốn kém, nhưng điều này hoàn toàn có thể giải quyết được thông qua hoạt động tài trợ. Vấn đề nằm ở chỗ, phải thi đấu mới tích điểm, nâng hạng và kiếm được nhiều tiền. Chưa tìm ra cách để đi du đấu thì đừng hỏi vì sao không có tiền tham gia nhiều giải đấu. Ngân sách Nhà nước nếu có hỗ trợ, nên tập trung vào việc hướng dẫn và tạo điều kiện bước đầu cho các VĐV tham gia những giải đấu tiền thưởng.

Thể thao Việt Nam không thiếu nhân tài nhưng cứ vừa lên đến đỉnh cao lại… đứng yên đấy chờ được đầu tư thay vì vận động để phát triển hơn. Bản thân các giải đấu được tổ chức ở Việt Nam cũng chỉ mang tính chính thức chứ thiếu hẳn các thể loại thi đấu để tranh đua tiền thưởng nhằm kích thích các VĐV tranh tài quyết liệt hơn và thu hút nhiều khán giả hơn. Phải chăng, chính sức ì trong suy nghĩ từ các nhà quản lý đến VĐV mới cản trở những tài năng của chúng ta nâng cao trình độ của mình.

Vì vậy, chúng tôi đánh giá cao quyết tâm của Vũ Thị Hương khi chị tuyên bố sẽ “tìm lại chính mình” dù đã bị loại khỏi danh sách 7 VĐV điền kinh được đầu tư trọng điểm. Phải như vậy thì mới có hy vọng phát triển thể thao chuyên nghiệp.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục

Bóng đá trong nước

Bốc thăm VCK Asian Cup 2023: Việt Nam vào nhóm hạt giống số 3

Không phải như những thông tin ban đầu về việc AFC chọn hạt giống trước thềm lễ bốc thăm VCK Asian Cup 2023 theo phương án chọn ưu tiên 12 đội được vào thẳng VCK vào hai nhóm hạt giống đầu tiên. Việc căn cứ theo bảng xếp hạng FIFA mới đây đã đưa đội tuyển Việt Nam xuống nhóm hạt giống số 3, khá bất lợi trước lễ bốc thăm.

Bóng đá quốc tế

Vì sao Bayern Munich dốc toàn lực vì Thomas Tuchel?

Thomas Tuchel đối mặt với đội bóng cũ B.Dortmund ngay trong trận đấu đầu tiên dẫn dắt B.Munich. Cả việc sa thải Julian Nagelsmann cũng như bổ nhiệm Tuchel ngay trước trận Der Klassiker (Siêu kinh điển) lớn nhất trong nhiều năm, đều là những canh bạc.

Các môn khác

Giấc mơ đưa Việt Nam đến Olympic mùa đông của Trang!

Tưởng chừng đất nước nhiệt đới như Việt Nam khó có thể tiếp xúc với thể thao mùa đông. Tưởng chừng những môn thể thao “đặc sản” ở vùng có tuyết sẽ chẳng có dấu ấn của tuyển thủ Việt Nam. Nhưng cô gái nhỏ bé Trần Thị Đoan Trang đã từng bước xóa bỏ những “tưởng chừng” đó để thực hiện ước mơ lớn, đưa thể thao Việt Nam đến gần với Olympic mùa đông.