Chưa có tên trong hệ thống thi đấu quốc gia, thế nhưng Men’s Classic lại cĩ được màn “trình làng”khơng thể ấn tượng hơn khi lực sĩ Nguyễn Trường Giang đoạt được HCV nội dung này tại giải vơ địch châu Á 2009.
Cũ người...
![]() |
Thể loại Men’s Classic thu hút nhiều lực sĩ cơ bắp sang thi đấu. Ảnh: Thanh Thương |
Thật ra, dịch nghĩa cụm từ “Men’s classic body buliding” là “Thể hình nam cổ điển” có phần chưa chính xác lắm, bởi chữ “classic” không đơn thuần chỉ là… cổ điển mà còn bao hàm ý nghĩa “truyền thống”. Mà đây mới chính là cách gọi chính xác về phương pháp tập luyện thể hình kể từ khi môn thể thao này được hình thành rồi phát triển từ cuối thế kỷ 19 cho đến tận đầu những năm 1970 vừa qua.
Thể hình truyền thống phát triển mạnh ở Bắc Mỹ và Tây Âu trong khoảng thập niên 50 và 60 thế kỷ trước. Thời đó, nhắc đến các lực sĩ thể hình là người ta hình dung ngay đến các quý ông có vóc dáng cân đối. Các chỉ số giữa chiều cao và trọng lượng tương xứng với những nhóm cơ bắp phát triển nhờ quá trình tập luyện thường xuyên. Không có khái niệm hoặc hình ảnh những lực sĩ (theo nghĩa cổ) với cánh tay, bắp đùi hoặc vòng bụng gồ ghề, múi cơ nào cũng giống như những “chú chuột nhỏ” đeo trên cơ thể.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với công nghệ giải trí trên thế giới đầu những năm 70 đã tác động rất nhiều đến quá trình phát triển của bộ môn thể hình. Liên đoàn thể hình thế giới (IFBB) ra đời và ảnh hưởng của anh em nhà Weider (từng đoạt chức VĐTG rồi trở thành Chủ tịch IFBB) đã làm thay đổi hẳn diện mạo của thể hình. Xu hướng thực dụng “kiểu Mỹ” là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc tranh tài đắt giá, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trị giá giải thưởng tăng dần từ vài trăm nghìn đến cả triệu đôla cho một cuộc thi hoàng tráng, tầm cỡ kèm theo các danh hiệu rất “kêu”, như Mr. Olympia hay sau này là Mr. Universal!
Thể hình truyền thống từ đó trở nên chuyên nghiệp, có sức lan tỏa rất nhanh đi khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà nhiều dân tộc luôn mang trong lòng sự tự ti về tầm vóc thấp bé. Hàn Quốc, Nhật Bản tiếp nhận môn thể thao này đầu tiên, lần lượt đến các quốc gia Đông Nam Á rồi Trung Đông và mãi sau này, mới đến các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Khoảng chục năm trở lại đây, khi chính các VĐV nữ cũng như các fan nữ lên tiếng, IFBB mới đặt lại vấn đề khôi phục thể hình truyền thống. Cũng phải thôi, trong bối cảnh môn thể hình chân chính bị khuynh đảo bởi các loại thuốc, chất kích thích và cho ra “sản phẩm” tệ hại, lực sĩ nữ chẳng khác gì nam về độ dày cơ bắp lẫn tính cách.
... mới ta
Diễn ra trong hai ngày 28 và 29-8 tại Nhà thi đấu TDTT Đồng Nai, giải thể hình trẻ, nam cổ điển và vô địch nữ fitness 2009 quy tụ 120 lực sĩ (39 nữ) đến từ 10 tỉnh, thành trong cả nước tham dự. Dù giành ngôi nhất đồng đội ở 3 trong số 4 nội dung thi đấu, nhưng chung cuộc, TPHCM (3HCV, 5HCB, 7HCĐ) vẫn phải “nhường” vị trí số 1 toàn đoàn cho Lâm Đồng (4, 1, 0). |
Tháng 11-2007, ABBF quyết định đưa nội dung Men’s Classic vào chương trình thi đấu chính thức của mình kể từ năm 2009, như từng mạnh dạn đưa Fitness và Body Fitness nam, nữ thành một giải đấu riêng biệt. Để thi đấu loại hình cũ mà… mới này, VĐV cần khống chế trọng lượng cơ thể theo công thức “Chiều cao cơ thể (tính bằng cm) - 100”.
Chỉ số này sẽ giúp giải đấu quy tụ những lực sĩ có vóc dáng thon thả, cân đối và không quá nặng, điều vẫn thấy ở thể hình cơ bắp. Để thi đấu, các lực sĩ phải trình diễn 7 tư thế cơ thể để khoe cơ bắp, 4 động tác tự nhiên giúp giám khảo xác định mức độ cân đối của vóc dáng…
Nguyễn Trường Giang đoạt HCV châu Á 2009 nhờ cơ thể của anh không quá… đồ sộ như nhiều đồng nghiệp khác, mà thay vào đó, là một nét cân đối tự nhiên kèm theo gương mặt ưa nhìn.
Vì là môn mới, nên sân chơi thể hình nam cổ điển (các giải trẻ, nam cổ điển và vô địch nữ fitness quốc gia 2009) chỉ gồm những lực sĩ từ môn thể hình cơ bắp chuyển qua. Ngay cả lực lượng giám khảo cũng đã nhiều năm chấm thể hình, nên cứ lực sĩ nào có tên tuổi, cơ bắp tốt… là thắng!
Theo PCT kiêm Tổng thư ký LĐTDVN Nguyễn Hồng Minh, các văn bản pháp quy, các cơ sở KHKT, quy trình tập huấn giám khảo hoặc việc thay đổi tư duy trong huấn luyện, luyện tập đã được xúc tiến thực hiện và sẽ hoàn tất sau một thời gian ngắn nữa. Tuy nhiên, để có được một thế hệ HLV, VĐV và cả giám khảo “chuyên” cho thể hình cổ điển, cần ít nhất 5 năm nữa.
Cũng theo ông Minh, bên cạnh việc xác định thể hình cơ bắp là môn thể thao mũi nhọn, có khả năng tranh chấp huy chương đỉnh cao ở đấu trường quốc tế, những người có trách nhiệm cần khuyến khích đại bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam theo đuổi thể hình cổ điển. Phương pháp đơn giản, không đòi hỏi điều kiện ngặt nghèo, thể hình cổ điển chắc chắn sẽ là xu hướng tập luyện của tương lai.
Thanh Thương