Premier League 2022-2023: Số 9 được tái sinh, 4-4-2 lên ngôi và lò xay HLV

Có rất nhiều điều mới mẻ ở một mùa giải có nhiều điểm nhất. Như yếu tố thể lực vượt trội của Man.City, tính linh hoạt của vị trí đang gia tăng, thời gian “bóng chết” ở mức cao nhất mọi thời đại hay sự tái sinh của số 9 qua vai trò của Haaland hoặc sơ đồ 4-4-2 có trở lại và các tiền vệ cánh phải nhưng thuận chân trái đang là xu hướng?
Premier League 2022-2023: Số 9 được tái sinh, 4-4-2 lên ngôi và lò xay HLV

Kỷ lục của Man.City được thúc đẩy bởi thể chất

Khả năng thích nghi và luôn có ý tưởng mới về chuyên môn là “đặc sản” của Pep Guardiola, nhưng mùa này, ông đã đưa nó lên một tầm cao mới để có cú nướt rút ngoạn mục cuối mùa. Mọi chuyện bắt đầu khi ông cho mượn Joao Cancelo tới Bayern Munich vào tháng Giêng. Sau đó, ông bổ sung chất cơ bắp cho phòng ngự. “Bước tiến lớn nhất trong năm nay là tất cả mọi người ở hàng phòng ngự đều là những hậu vệ thực sự” Guardiola nói với Sky Sports. "Mục tiêu của chúng tôi là thắng mọi cuộc đấu tay đôi, nhất là ở khu vực của mình phụ trách. Trong quá khứ, chúng tôi không có nó"

Việc chuyển đổi trùng hợp với chuỗi 12 trận toàn thắng giúp Man.City vượt lên dẫn trước Arsenal. Trong cùng khoảng thời gian đó, họ cũng vượt qua Bayern Munich và Real Madrid ở Champions League. Họ chỉ để thủng lưới 9 bàn sau 20 trận trên mọi đấu trường trong thời gian này. Và điều đó không gì rõ ràng hơn với một Erling Haaland phi thường ở tuyến trên.

Trong chiến thắng 3-1 trước Arsenal tại sân Emirates hồi tháng 2, Man.City đã chiến thắng dù chỉ kiểm soát bóng 36% - con số thấp nhất từng được ghi nhận bởi một đội bóng do Guardiola dẫn dắt. Có vẻ như điều này không phù hợp với Pep, nhưng như đã biết, mọi thứ vẫn có thể thay đổi để có kết quả tốt.

Sự phục hưng của 4-4-2?

Đội hình 4-4-2 ngày nay bị mang tiếng xấu, thường được gắn với một phong cách chơi đơn điệu, không được xem là mang tính chiến thuật hơn, với những đường bóng dài được 'dồn' cho các tiền đạo cao lớn. Vậy nhưng nó vẫn là hệ thống được sử dụng nhiều nhất ở Premier League kể từ mùa 2006/07.

Ở mùa giải này, 13 đội đã xuất phát với sơ đồ 4-4-2 trong 62 trận ở Premier League. Trên thực tế, chỉ có 4-2-3-1, 4-3-3 và 3-4-2-1 được sử dụng thường xuyên hơn trong mùa giải này. Như thế thì không thể nói là 4-4-2 đã trở lại, nhất là khi đội dùng nó nhiều nhất là Southampton rớt hạng sớm, nhưng có vẻ như đó là một xu hướng. Bởi có nhiều đội bóng ở nhóm trên sử dụng sơ đồ này. Aston Villa đã sử dụng nó 15 lần, Brighton 3 lần, Liverpool, Spurs (cả hai đều 2 lần) và thậm chí cả Man.City sử dụng nó 1 lần. Trong khi đó, sơ đồ 4-5-1 chỉ được triển khai 7 lần trong mùa giải này.

Sự tái sinh của số 9

Mùa trước Man.City vô địch với số 9 ảo, hay nói đúng hơn là họ thường xuyên đá mà không cần tiện đạo cắp nào. Nhưng Pep vẫn luôn săn tìm một số 9, từ Harry Kane họ chuyển sự chú ý của họ sang cỗ máy ghi bàn người Na Uy Erling Haaland. Và như đã biết, “quái vật” 22 tuổi này đã ghi 36 bàn thắng ở Premier League phá vỡ kỷ lục 34 bàn do Alan Shearer và Andrew Cole thiết lập cách đây gần 30 năm.

Kane vẫn ghi được 30 bàn thắng trong màu áo Tottenham vốn đang rất tệ để phá kỷ lục ghi bàn lịch sử CLB. Các tiền đạo người Anh như Ivan Toney và Calum Wilson cũng góp mặt trong top 5 của bảng xếp hạng ghi bàn. Chân sút của Fulham là Mitrovic xếp ngay sau, mặc dù bị cấm thi đấu 8 trận, ngang bằng với Ollie Watkins. Marcus Rashford đứng thứ sáu trong danh sách với một phong độ chói sáng sau World Cup, trong khi tiền đạo cánh Mohamed Salah và Gabriel Martinelli cũng nằm trong số tốp 7 ghi bàn hàng đầu. Như vậy, so sánh với mùa trước khi Salah và tiền đạo chạy cánh Son Heung-Min chia sẻ Chiếc giày vàng chỉ với 23 bàn thắng thì vị trí của số 9 khá rõ ràng. Trong tốp 10 của mùa trước, các tiền đạo cắm chỉ có tổng cộng 50 bàn thắng nhưng mùa này, con số đó đã tăng lên 133 – chưa tính Rashford.

Lò xay HLV

Kỷ lục 13 HLV bị sa thải ở Premier League mùa này. 10 lần trong số đó là ở các CLB trong cuộc đua trụ hạng: Bournemouth, Wolves, Aston Villa, Everton, Crystal Palace, Leicester, Southampton (Đến 2 HLV là Ralph Hasenhuttl và Nathan Jones) và Leeds (đến 3 người khác nhau: Jesse Marsch, Javi Gracia và Big Sam). Tất cả đều muốn “thay tướng đổi vận”.

HLV CLB Ngày Người thay
Scott Parker Bournemouth 30-8 Gary O’Neil
Thomas Tuchel Chelsea 07-9 Graham Potter
Bruno Lage Wolves 2-10 Julen Lopetegui
Steven Gerrard Aston Villa 2110 Unai Emery
Ralph Hasenhuttl Southampton 7-11 Nathan Jones
Frank Lampard Everton 23-1 Sean Dyche
Jesse Marsch Leeds United 06-2 Javi Gracia
Nathan Jones Southampton 12-2 Ruben Selles
Patrick Vieira Crystal Palace 17-3 Roy Hodgson
Antonio Conte Tottenham 26-3 TBC
Brendan Rodgers Leicester City 2-4 Dean Smith
Graham Potter Chelsea 2-4 Frank Lampard
Javi Gracia Leeds 3-5 Sam Allardyce

Ngoài ra, còn có việc Graham Potter rời Brighton để thay thế Thomas Tuchel tại Chelsea vào tháng 9 - trước khi bị sa thải vào tháng 4 - đã khiến số lần thay đổi HLV lên con số 14, đó là chưa tính đến các trường hợp thay đổi HLV tạm quyền. Con số này nhiều hơn 4 lần so với bất kỳ mùa giải nào khác trong lịch sử Premier League.

Tuy vậy, việc đổi “tướng” dường như không giúp Southampton, Leeds và Leicester tránh xuống hạng. Trong khi đó, Chelsea 2 lần thay HLV thì cũng chẳng giải quyết được gì. Ngược lại, Aston Villa, Crystal Palace, Everton, Bournemouth và Wolves dường như đã cải thiện kể từ khi sa thải HLV của họ. Đáng chú ý, phần lớn những lần thay đổi này đến khá sớm.

Theo thống kê, ngoại trừ mùa giải này, chỉ có 31 trong số 73 đội sa thải HLV và sau đó trụ được hạng, tương đương tỷ lệ 42%. Điều đó có nghĩa là các CLB nếu giữ nguyên HLV thì vẫn có 58% cơ hội … trụ hạng.

Tin cùng chuyên mục