Phía Tây không có gì lạ

Ở phương Đông, “ngũ hổ tướng” là cụm từ có từ thời Tam Quốc, do Lưu Bị xướng lên đầu tiên để chỉ năm vị dũng tướng của mình là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Thời nay, bên phương Tây các ký giả thể thao cũng dùng cụm từ có ý nghĩa tương tự để chỉ năm giải bóng đá mạnh nhất châu Âu: Anh, Ý, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Phía Tây không có gì lạ

Ở phương Đông, “ngũ hổ tướng” là cụm từ có từ thời Tam Quốc, do Lưu Bị xướng lên đầu tiên để chỉ năm vị dũng tướng của mình là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Thời nay, bên phương Tây các ký giả thể thao cũng dùng cụm từ có ý nghĩa tương tự để chỉ năm giải bóng đá mạnh nhất châu Âu: Anh, Ý, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.

1. Ngay từ khi ra đời, cụm từ “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị nhận được không ít phản đối. Có người cho rằng Lưu Bị không thích Ngụy Diên nên cố tình gạt hổ tướng này ra ngoài, như vậy là không công bằng, khiến cho “bảng xếp hạng” của Lưu Bị không có được... tính khách quan, khoa học.

Ngay trong nội bộ “ngũ hổ tướng” cũng có tình trạng bất phục lẫn nhau. Quan Vũ phát biểu công khai là không thích Hoàng Trung xếp chung mâm với mình. Theo họ Quan, Hoàng Trung chỉ là một “lão tướng”, quá đát rồi, giao tình với bốn người còn lại trong nhóm cũng không có chi gọi là thắm thiết, nhét chung vô thấy nó lởm khởm thế nào (!).

2. Bảng xếp hạng “ngũ hổ tướng” bên Tây từ khi xuất hiện cũng lắm tiếng bấc tiếng chì, chủ yếu là ở vị trí của bóng đá Pháp. Nếu xét lịch sử các cúp châu Âu thì Hà Lan là quốc gia đoạt cúp nhiều hơn Pháp. Ba câu lạc bộ Ajax Amsterdam, PSV Eindhoven, Feyenoord Rotterdam đã đem về cho Hà Lan 6 chiếc cúp C1/Champions League, thậm chí hai câu lạc bộ Benfica và Porto cũng đem về cho người Bồ 4 chiếc cúp trong khi người Pháp chỉ đoạt mỗi chiếc cúp duy nhất ở mùa 1993 với đội Olympique de Marseille. Đã vậy đó là chiếc cúp lắm tai tiếng: vụ “mua bán độ” trước đó với đội Valenciennes bị vỡ lở tung tóe đến mức chủ tịch Bernard Tapie phải xộ khám. Còn đội Marseille bị đánh rớt xuống hạng nhì ở giải quốc nội; ở đấu trường quốc tế, Marseille cũng không được dự cúp châu Âu mùa kế tiếp.

Thế nhưng bóng đá Pháp vẫn được xếp vào hạng “ngũ hổ tướng” ở châu Âu bao nhiêu năm nay, bảo sao không có người xốn mắt. Cho nên có thể coi Hà Lan hay Bồ Đào Nha là những Ngụy Diên của châu Âu, nạn nhân của một quy ước xếp hạng không thực công bằng.

Tiền vệ Paul Scholes (CLB Manchester United) tranh bóng quyết liệt với tiền vệ Deco (CLB Chelsea) trong trận đấu lượt về giải Ngoại hạng Anh. Ảnh: B.THU ảnh 1

Tiền vệ Paul Scholes (CLB Manchester United) tranh bóng quyết liệt với tiền vệ Deco (CLB Chelsea) trong trận đấu lượt về giải Ngoại hạng Anh. Ảnh: B.THU

3. Có vẻ như biết thế nên ở Champions League mùa này, đội Lyon của Pháp mím môi mím lợi quyết đánh bại “dải thiên hà” Real Madrid để thế “tứ trụ” của châu Âu được khôi phục, và nhất là để bóng đá Pháp xứng đáng với vị trí mà giới truyền thông đã ưu ái trao cho. Với Barcelona của Tây Ban Nha, Inter Milan của Ý, Bayern Munich của Đức, Lyon của Pháp, đã lâu lắm vòng bán kết Champions League mới có được sự góp mặt đầy đủ của các nền bóng đá được xem là “đại gia” của cựu lục địa. Đảo quốc Anh, “đại gia” thứ năm, kẻ hùng mạnh nhất trong ngũ niên vừa qua, không có đại diện nào góp mặt ở vòng bán kết được xem là bất ngờ lớn nhất năm nay.

4. Nói lâu lắm bán kết Champions League mới có đủ mặt các đại diện của Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha là xuất phát từ một thực tế kinh hoàng: Nửa thập kỷ qua, không mùa nào bóng đá Anh không có đại diện ở trận chung kết Champions League (và họ đã vô địch 2 lần); đặc biệt trong ba mùa gần nhất, bán kết Champions League có 4 suất thì các đội bóng Anh chiếm hết 3. Sự thống trị đó đã dẫn đến trận chung kết toàn Anh ở mùa giải 2006 - 2007 giữa Manchester United và Chelsea.

Từ những con số biết nói đó, chúng ta không thể chối bỏ một sự thực rằng 5 năm qua bóng đá châu Âu đã thức ngủ theo tiếng chuông của chiếc đồng hồ Big Ben ở Luân Đôn. Bóng đá Anh giống như một cơn bão lớn càn quét không thương tiếc phần còn lại của châu Âu trên đường đi của mình. Sự “bá quyền” đó hiển nhiên đã khoét vào lòng tự trọng của bốn “hổ tướng” Đức, Ý, Pháp và Tây Ban Nha, mặc dù trong 5 năm qua AC Milan một lần và Barcelona hai lần đã chặn được tay các đội bóng Anh ở đích đến cuối cùng trước khi họ kịp chạm vào chiếc vương miện cao quý nhất châu Âu.

5. Dù không muốn lặp lại một thành ngữ sáo mòn, người viết bài này không thể không nói người Anh rõ ràng đã “ngủ quên trên chiến thắng” sau 5 năm khuynh loát Champions League. Dĩ nhiên, có một thời ngay trong khi ngủ, chỉ tiếng ngáy của họ cũng đủ làm đối phương khiếp sợ. Nhưng khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng thì lịch sử cũng sang trang. Cho đến khi người Anh choàng tỉnh thì tất cả đã trở nên quá muộn. Người Tây Ban Nha ở phía Nam, người Đức ở phía Đông, người Pháp và người Ý ở phía Đông Nam, sau nửa thập niên ẩn nhẫn chế tạo vũ khí đã đồng loạt tổng tấn công đảo quốc sương mù khiến bóng đá Anh tứ bề thọ địch.

Liverpool bị loại ngay vòng đấu bảng bởi Fiorentia của Ý và Lyon của Pháp. Chelsea bị chặn đánh tan tác tại thành Milan. Đạo quân Manchester United hùng mạnh bị chôn vùi ở Munich. Còn Arsenal thì thậm chí bị Barcelona truy sát ngay tại Luân Đôn.

Chỉ trong vòng ba tháng, tất cả các đạo binh hùng mạnh của người Anh đều bị các đối thủ trong lục địa đẩy lùi về hòn đảo chơ vơ bên kia biển Manche. Hòn đảo đó, người ta vẫn quen gọi là đảo quốc sương mù, nơi phát tích câu chuyện tiếu lâm nổi tiếng: “Xe tắt máy. Sương mù dày đặc. Tài xế bật diêm xem xăng còn hay hết. Hưởng dương 30 tuổi”.

Chắc giờ này, người Pháp, người Ý và người Tây Ban Nha đang sung sướng “thành kính phân ưu” với người Anh. Người Đức văn chương hơn: “Im Westen nichts Neues”, có nghĩa “Phía Tây không có gì lạ”, tên một tác phẩm nổi tiếng nhà văn Đức Erich Maria Remarque, vốn là một cựu binh từng đánh nhau với người Anh trong thế chiến thứ nhất. Tám mươi năm sau, người Đức lại nhìn về phía Tây và khoái chí nhớ đến văn hào của mình

CHU ĐÌNH NGẠN

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Erling Haaland đang thấy tỷ lệ chuyển đổi cơ hội đã giảm nhiều so với mùa giải trước.

Pep “mất ngủ” vì phong độ của Haaland

HLV Pep Guardiola đùa rằng phong độ của Erling Haaland đang khiến ông mất ngủ nhiều đêm. Ngôi sao người Na Uy đã ghi được 7 bàn thắng sau 5 trận Premier League mùa giải mới, nhưng Pep cho rằng anh có thể còn ghi nhiều bàn thắng hơn nếu lạnh lùng hơn trong vòng cấm.

Champions League

Lautaro Martinez phá hỏng ngày vui của Sociedad

Không có màn tái xuất hoàn hảo cho Sociedad tại Champions League, khi chuỗi trận ghi bàn của tiền đạo Lautaro Martinez tiếp tục để giúp Inter Milan giành được trận hòa 1-1 ngay trên sân của đội bóng Tây Ban Nha.

La Liga

Lewandowski ghi cú đúp giúp Barca ngược dòng trước Celta Vigo

Tiền đạo Robert Lewandowski ghi 2 bàn thắng muộn, trước khi tân binh Joao Cancelo ghi bàn ấn định chiến thắng ở phút 89 để giúp Barcelona lội ngược dòng trên sân nhà thắng 3-2 trước Celta Vigo. Ngôi đầu của Barca chắc chắn sẽ gây nhiều áp lực khi Real Madrid chơi trận derby Madrid tại Atletico vào Chủ nhật.

Bundesliga 1