Những con số buồn

1. Theo thống kê của Ban tổ chức thì tính đến sau vòng 22, tỷ lệ khán giả trung bình của V-League đang còn ở mức hơn 6.000 người/trận. Đây là đã con số tệ nhất trong kỷ nguyên V-League và nó hoàn toàn chưa dừng lại bởi theo qui luật thì càng về cuối giải, khán giả đến sân càng ít.
Những con số buồn ảnh 1

CLB Sài Gòn vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của khán giả TPHCM. Ảnh: Dũng Phương

1. Theo thống kê của Ban tổ chức thì tính đến sau vòng 22, tỷ lệ khán giả trung bình của V-League đang còn ở mức hơn 6.000 người/trận. Đây là đã con số tệ nhất trong kỷ nguyên V-League và nó hoàn toàn chưa dừng lại bởi theo qui luật thì càng về cuối giải, khán giả đến sân càng ít.

Nhưng đây chưa phải là điều đáng buồn nhất. Chưa có mùa bóng nào mà số lượng các trận đấu chỉ được 1.000 người đến sân lại nhiều như mùa này. Theo thống kê, từ đầu lượt về đến nay, gần như vòng nào cũng có ít nhất 1 trận mà khán đài đìu hiu như vậy. Có vòng, đến 3 trận dưới mức 2.000 người.

Nếu chúng ta biết rằng, mỗi trận đấu đều phải duy trì ít nhất một lực lượng an ninh, hậu cần lên đến cả trăm người để phục vụ công tác tổ chức thì số lượng 1.000 người đến sân là sự lãng phí khủng khiếp. Tức là đã không thể kiếm ra tiền, các CLB sẽ rơi vào tình trạng bù lỗ liên tục mà không thể kiểm soát được.

2. Nếu phân tích cặn kẽ hơn, con số 1.000 người/trận thực sự đáng lo. Con số này thật ra là mức tối thiểu mà Ban tổ chức tính toán, chứ thực tế không ai biết một trận đấu kiểu như vậy thì có bao nhiêu người thực sự quan tâm. Có khi, chỉ là vài trăm người.

Cứ cho là trận đấu có ít ý nghĩa, nên không thể thu hút được khán giả. Quy luật thị trường là vậy. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là: Lực lượng CĐV ở đâu? Người hâm mộ bóng đá địa phương ở đâu? Không lẽ chỉ có 100-200 người thực sự quan tâm đến đội bóng của mình?

Đây chính là vấn đề mà thiết nghĩ, những nhà làm bóng đá cần phải suy nghĩ một cách thấu đáo chứ không nên tập trung vào việc tổ chức sao cho hay, kiếm sao cho ra nhiều tiền. Theo chúng tôi, những người phải thấy “đau” với hiện tượng này nhất chính là VFF bởi khi khán giả không còn đến sân vì lòng trung thành, vì tình yêu với  đội bóng, đó là thất bại của một nền bóng đá, là cuộc khủng khoảng của một cách làm.

3. Thời bóng đá bao cấp, đâu có thiếu những trận đấu tiêu cực, những trận thiếu chất lượng bởi từ trước đến nay, cách thức tổ chức của bóng đá Việt Nam đều giống nhau nên kết quả cũng khó mà khác. Tuy nhiên, dù có như thế nào thì các khán đài vẫn cứ đông đảo, đặc biệt là các CĐV trung thành, mang chất địa phương rất rõ nét.

Cái con số 1.000 người/trận cho thấy bóng đá Việt Nam đã mất yếu tố quan trọng nhất của môn chơi này. Đấy là lý do mà những làng cầu lẫy lừng đã “chết” dần dần và “chết” theo kiểu không thể trở lại được do đã mất đi cái giá trị cuối cùng, quan trọng nhất trong bóng đá.

Và người ta vẫn quên rằng, để lấy lại giá trị đó, không liên quan gì đến tiền bạc hay công tác tổ chức cả. Cứ lấy hình ảnh những khán đài vắng vẻ của các trận đấu Hà Nội T&T thì biết.

HỒ VIỆT

Tin cùng chuyên mục