“Người hùng” hay…?

Trong một khung cảnh ảm đạm của làng cầu Việt thì đột nhiên, cái tên Nhựa Quang Huy xuất hiện với thương vụ chuyển giao lại đội hạng Nhất Hà Nội. Chưa hết, không có chuyện gắn tên quảng bá doanh nghiệp nào cả, đã thế, còn đặt mục tiêu thăng hạng V-League mới… ghê chứ!
“Người hùng” hay…?

Trong một khung cảnh ảm đạm của làng cầu Việt thì đột nhiên, cái tên Nhựa Quang Huy xuất hiện với thương vụ chuyển giao lại đội hạng Nhất Hà Nội. Chưa hết, không có chuyện gắn tên quảng bá doanh nghiệp nào cả, đã thế, còn đặt mục tiêu thăng hạng V-League mới… ghê chứ!

Tóm lại, mọi thứ vẫn phải chờ cách thể hiện của ông bầu mới tại CLB Hà Nội. Ảnh: Dũng Phương

Tóm lại, mọi thứ vẫn phải chờ cách thể hiện của ông bầu mới tại CLB Hà Nội. Ảnh: Dũng Phương

Thật ra, những chuyện lạ như thế này, hoặc hơn, quá đỗi bình thường ở bóng đá Việt Nam. Nhưng vấn đề là thời điểm. Bây giờ các doanh nghiệp tìm cách nhảy ra khỏi bóng đá không hết thì thôi, chẳng ai lại nhảy vào cả. Thành ra, khi có một cái tên mới xuất hiện, cộng với hàng loạt động thái hết sức bất ngờ, người ta dễ nhận định: “người hùng” của bóng đá Việt vừa xuất hiện.

Về lý thuyết, nếu không chấp nhận giữ tên CLB Hà Nội thì ông bầu mới của đội này khó mà kết thúc vụ chuyển giao vì VFF đã từng nhấn mạnh sẽ không còn chuyện chuyển đổi phiên hiệu nữa, sau sự kiện Khánh Hòa - Hải Phòng. Nghĩa là chưa chắc là ông chủ mới không muốn, nhưng vì hoàn cảnh, đành “sắm vai” người hùng.

Dù sao, với sự kiện này, bóng đá Việt Nam cũng tự đánh bóng tên tuổi của mình một chút trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Nói gì thì nói, có thêm một người làm bóng đá, là vui lắm rồi.

o 0 o

Nhưng, trong niềm vui cũng có nỗi lo!

Cái lo thứ nhất thuộc về bản chất của bóng đá Việt Nam. Từ trước đến nay, làm bóng đá chỉ để làm thương hiệu. Nay công ty Nhựa Quang Huy đổ cả đống tiền vào mà không ghép tên thì… để làm gì? Tất nhiên, người ta sẽ khen ngợi ông chủ mới này “vì bóng đá Việt Nam”, hoặc “có quyết tâm làm bóng đá căn cơ”… nhưng ấy là do giới truyền thông tự nhận định chứ chẳng phải từ miệng của ông chủ mới. Trong khi đó, xét trên hoàn cảnh của bóng đá Việt Nam,  nếu làm bóng đá mà không cần quảng bá thương hiệu thì chỉ có mục đích duy nhất ấy là chờ thăng hạng rồi… bán. Cái này, đã từng suýt xảy ra trong trường hợp Sài Gòn FC của bầu Thụy hồi đầu mùa trước.

Về mặt chiến lược đầu tư mà nói, đúng là chẳng lúc nào tốt nhất để đầu tư cho một suất V-League như lúc này khi cơ hội thăng hạng khá lớn. Một phép so sánh: nếu Sài Gòn FC hay The Vissai Ninh Bình từng tốn 60-80 tỷ đồng để thăng hạng thì mùa này, có khả năng chỉ cần phân nửa số tiền ấy đã là quá quá nhiều để lấy suất V-League.

Cái lo thứ hai chính là sự bền vững. Trước khi có sự kiện này, chẳng ai biết công ty Nhựa Quang Huy liên quan gì đến thể thao. Đùng một cái, lại tiếp nhận một đội bóng và hăng hái nói về chuyện thăng hạng. Trong khi đó, có vẻ như mối quan hệ giữa T&T và Nhựa Quang Huy lại được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực xe máy. Vì thế có câu hỏi đặt ra là phải chăng cuộc chuyển giao này thiên về tình cảm giữa 2 nhà kinh doanh và biết đâu vì thế mà ông chủ mới đã “cứu” cho bầu Hiển trong việc CLB Hà Nội không được phép thăng hạng nếu còn trực thuộc T&T?!

Tóm lại, dù sao đi nữa, động thái chuyển giao này để lại khá nhiều dấu hỏi và mọi thứ vẫn phải chờ cách thể hiện cũng như tiềm lực của ông chủ mới tại CLB Hà Nội để biết liệu bóng đá Việt Nam có “người hùng” mới hay chỉ là…

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục