Khổ luyện cho phút giây toả sáng

Thể dục nghệ thuật (TDNT) là môn thể thao mang tính đặc thù, tốn rất nhiều tâm sức và thời gian khổ luyện cho khoảnh khắc toả sáng trên sàn đấu. 

Các VĐV TDNT TPHCM khổ luyện để thành tài. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Các VĐV TDNT TPHCM khổ luyện để thành tài. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

TDNT luôn đề cao yếu tố nghệ thuật, kết hợp giữa nhiều kỹ năng trong mỗi bài biểu diễn. Đó là sự kết hợp giữa ballet, nhào lộn, vũ đạo, các kỹ thuật thân thể cùng với việc sử dụng điêu luyện nhiều dụng cụ như dây, vòng, bóng, chùy hay dải lụa. Chị Phùng Lê Thy, Phụ trách môn TDNT TPHCM, cho hay: “Để đào tạo được một VĐV chuyên nghiệp phải mất khoảng thời gian từ 7-10 năm. Nghe có vẻ dài nhưng đối với TDNT không thể ngày một ngày hai là có thể làm được ngay, thậm chí có những động tác VĐV phải tập cả năm trời mới thành được. Một VĐV TDNT thường bắt đầu với bộ môn từ khi mới 4-6 tuổi, làm quen với việc ép dẻo, những động tác chạy nhảy, vượt chướng ngại vật hay nhào lộn, dần dần sẽ tăng mức độ vận động tùy theo lứa tuổi”.

img-20240308-050728-9854.jpg
Tập luyện ngón chân. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Để có một bài biểu diễn đẹp mắt là cả khoảng thời gian dài khổ luyện nhiều năm. Ở đó không chỉ có những giọt mồ hôi rơi, mà còn có cả máu xen lẫn nước mắt của những cô gái bé nhỏ. Nhiều lúc “đau đến phát khóc” là điều không thể tránh khỏi khi bị HLV đè dẻo người để đạt mức quy định, hay đó là động tác đi bằng mũi chân, nhào lộn, xoay trên trục của chân… Nhưng đây chính là những bài tập quen thuộc mà các nữ VĐV TDNT phải tập luyện để trở thành một VĐV chuyên nghiệp.

img-20240308-050820-6894.jpg
Các bài tập đè dẻo. Ảnh:DŨNG PHƯƠNG

Sau tấm HCĐ kỳ tích ở SEA Games 31 vào năm 2022, Nguyễn Trúc Phương không may dính chấn thương phần cột sống rất nặng. Với sự quyết tâm duy trì và nâng tầm vị thế, cô chấp nhận cơn đau dai dẳng khi vừa tập luyện vừa chữa trị để "khổ luyện thành tài". Trong quá trình tập luyện cho giải Vô địch quốc gia vào cuối năm 2023, chấn thương tái phát ngày một nặng, nhưng Phương vẫn quyết tâm cùng đồng đội tạo nên một màn trình diễn mãn nhãn để giành cú đúp HCV nội dung bài nhóm 5 người. "Sau bài thi cuối cùng thì em chỉ biết khuỵa xuống sàn vì quá đau", Phụ trách môn Lê Thy chia sẻ.

img-20240308-050935-5939.jpg
Trúc Phương là gương mặt trụ cột của đội tuyển TDNT TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
img-20240308-051128-9620.jpg
Phương nén cơn đau do chấn thương để luyện tập. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đội tuyển TDNT TPHCM hiện đang "đóng quân" tại Trung tâm TDTT Hoa Lư (quận 1) có 15 VĐV và 4 HLV. Tại giải Vô địch thể dục nghệ thuật quốc gia 2023, đội tuyển TPHCM đã giành được 4 HCV, trong đó có 2 tấm HCV thuộc nội dung bài nhóm 5 người (nội dung tập trung mà TPHCM đang hướng đến). Trong năm 2024, đội tuyển sẽ đầu tư thêm cho các VĐV trẻ - lớp kế thừa tài năng, để vững vàng tập luyện của các nội dung vô địch. Dự kiến trong năm nay, các VĐV sẽ được tạo điều kiện để thi đấu cọ xát quốc tế, nhất là nội dung bài nhóm.

img-20240308-063308-1697.jpg
Các thành viên của đội tuyển TDNT TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

SGGPO xin gửi đến quý độc giải những hình ảnh "khổ luyện để đến vinh quang" của các nữ VĐV đội tuyển TDNT TPHCM: (Ảnh: DŨNG PHƯƠNG)

img-20240308-051024-4841.jpg
Cân nặng là yếu tố được theo dõi sát sao, các VĐV phải cân mỗi ngày, trước và sau buổi tập
img-20240308-051029-3170.jpg
img-20240308-052014-1191.jpg
img-20240308-050947-6479.jpg
img-20240308-050926-8120.jpg
img-20240308-051919-5856.jpg
img-20240308-050907-4793.jpg
img-20240308-050848-982.jpg
img-20240308-050845-487.jpg
img-20240308-050953-7227.jpg

Tin cùng chuyên mục