Hỏng dần chân đế

Trận thua 0-2 của SLNA trước B.Bình Dương vừa rồi đã nâng số trận không biết thắng của thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng lên con số 4, trong đó có 3 thất bại, còn bản thân đội bóng xứ Nghệ đang đứng trước nguy cơ sóng gió.

Trận thua 0-2 của SLNA trước B.Bình Dương vừa rồi đã nâng số trận không biết thắng của thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng lên con số 4, trong đó có 3 thất bại, còn bản thân đội bóng xứ Nghệ đang đứng trước nguy cơ sóng gió.

Khoan bàn B.Bình Dương mạnh hay yếu khi thắng tại thành Vinh, mà nói về SLNA thì nay đã khác xưa nhiều lắm. Sự khác biệt là cách đây không lâu, những người làm bóng đá xứ Nghệ còn vỗ ngực tự hào nhân tài bóng đá chưa bao giờ thiếu. Thậm chí, tre chưa già măng đã kịp mọc, hay có lúc bị khủng hoảng thừa nhân sự.

Thế mà lúc này lãnh đạo SLNA phát biểu trên báo là có phải đi vay, đi mượn cũng quyết giữ Công Vinh  ở lại SLNA trong mùa bóng mới. Thực chất, việc lãnh đội giữ chân sút này cũng có cái lý của nó, nhưng chẳng gì khác nguyên nhân là bóng đá nơi đây đang cạn kiệt tài năng.

Bóng đá Nghệ An từng có lúc khủng hoảng trầm trọng, nhất là giai đoạn bộ ba “xe-pháo-mã” Nguyễn Hoàng Thụ, Nguyễn Hồng Thanh và Nguyễn Thành Vinh đấu nhau dữ dội. Chính điều đó khiến cho SLNA mất đà và tụt hậu. Phải đến khi ông Thụ không làm việc ở Sở TDTT (cũ), còn ông Thanh từ Hà Nội quay về cùng với Hữu Thắng thì đội mới đứng dậy.

Thời đó, SLNA nổi tiếng nhất trong số các đội bóng nặng tính địa phương dám thoát thai khỏi cơ chế bao cấp với con dấu và tài khoản riêng. Đáng nói là bóng đá xứ Nghệ hồi đấy nức tiếng với công tác đào tạo trẻ mà nhiều nơi khác tìm đến học. Nhất là vẫn cách làm của con nhà nghèo vượt khó, nhưng kinh phí rất biết cân đối cho tuyến kế cận chứ không giống nhiều tỉnh, thành khá giả nhưng bóng đá trẻ lâu dần bị tàn lụi.

Đội bóng xứ Thanh đã có chuỗi 4 trận chưa biết được mùi vị chiến thắng. Ảnh: Minh Hoàng

Đội bóng xứ Thanh đã có chuỗi 4 trận chưa biết được mùi vị chiến thắng. Ảnh: Minh Hoàng

Vậy mới có chuyện Nghệ An từng 4 lần liên tiếp lọt vào chung kết Giải U21 QG tính từ năm 2000 đến 2003 thì có 3 lần ẵm cúp, khiến nhiều nơi phát sốt. 

Vấn đề bóng đá trẻ cũng là điều mà chuyên gia Tanabe hay Tanaka từng rất quan tâm với phát biểu: “Một đội bóng chuyên nghiệp ngoài gắn liền với truyền thống, bản sắc thì bóng đá trẻ cũng mang yếu tố sống còn. Mà việc này ở J-League nhiều CLB sống khỏe, sống mạnh nhờ chất địa phương, và người hâm mộ đến sân có lý do để cổ vũ”.
 
SLNA cũng là địa chỉ đỏ với giàn CĐV hùng hậu, dù đá sân nhà hay trên sân khách thì đối thủ cũng không ít lần kinh hồn bạt vía bởi sự cuồng nhiệt của cầu thủ thứ 12 xứ Nghệ. Vậy mà mô hình đó ngày càng mai một khi bóng đá trẻ đang đà sa sút. Đúng là sau khi vào chung kết Giải U21 QG năm 2003 đến giờ đã chục năm trôi qua nhưng Nghệ An chỉ một lần vô địch hồi năm 2012 trước Ninh Thuận non nớt.

Sau vài trận thua nếu nói bóng đá Nghệ An ngày càng lụn bại sẽ quá lời. Song, sự thật thì bây giờ tiếng nói của họ giảm trọng lượng đi nhiều. Còn mô hình ông Thanh lựa chọn đang có nguy cơ đổ bể do chân đế bóng đá trẻ bị sụt lún. Từng là điểm sáng của bóng đá trong nước từ cách xé rào thoát khỏi bao cấp, và sau này đầu tư mạnh bóng đá trẻ mà giờ kêu trời do thiếu con người quả là đáng ngại.

Dư luận cho là thời nay cầu thủ chạy theo đồng tiền, nhưng cũng chỉ đúng một phần do cái gốc của SLNA đang thua sút nhiều nơi khác. Và câu chuyện bóng đá trẻ Nghệ An bị mờ nhạt trong nhiều năm qua đã chứng minh điều đó.

ĐỨC DŨNG

Tin cùng chuyên mục