Giải điền kinh VĐTG Doha 2019: Nhảy sào - bay lượn và đại trên tầm cao 6 mét

Đâu là cuộc đại chiến… “nhanh nhất” ở các kỳ giải điền kinh vô địch thế giới? Chắc chắn là chạy nước rút 100 mét nam. Vậy thì đâu là cuộc đại chiến “cao độ nhất”, khiến các khán giả, thậm chí cả thế giới phải ngửa cổ ngước nhìn. Đó chắc chắn là nội dung thi đấu nhảy sào nam. Nhưng liệu ở kỳ giải Doha 2019, chiến thắng có đến với một người bay lượn qua tầm cao 6 mét?

Amand Duplantis, một trong các ứng viên vô địch
Amand Duplantis, một trong các ứng viên vô địch

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY, CHƯA AI GIÀNH HCV VỚI THÀNH TÍCH 6 MÉT

Có một thực tế khá chua chát ở môn nhảy sào nam. Kể từ khi Maksim Tarasov (Nga) lập kỷ lục giải đấu với thành tích “phi thân” qua mức xà cao 6 mét 05, không có một nhà VĐTG nào khác vượt qua được mức sào 6 mét. Thành tích cao nhất mà một VĐV đạt được để thắng HCV ở giải VĐTG chính là 5 mét 95, đó vốn là mức xà mà Sam Kendricks (Mỹ) đã vượt qua ở giải VĐTG lần trước, tại London hồi năm 2017.

Mà cũng kể từ giải đấu hồi năm 2001 khi mà Tarasov ghi dấu ấn cho đến nay, không có một VĐV nào đến từ các nước Liên Xô cũ (chủ yếu là Nga và Ukraine) có thể giành được ngôi VĐTG. Tấm HCV của hệ thống giải VĐTG này đã được trao qua tay rất, rất nhiều VĐV, từ Hà Lan, Ba Lan, Canada, Đức, Mỹ… Tiếc là, họ đều không thể duy trì được “truyền thống” bay qua mức xà từ 6 mét như các VĐV Liên Xô cũ.

Thành tích thắng HCV nhảy sào ở các kỳ giải VĐTG từ 1997

_Năm 1997: 6 mét 01 (Sergey Bubka lập kỷ lục giải đấu, anh giữ KLTG 6 mét 14 từ năm 1994)

_Năm 1999: 6 mét 02 (Maksim Tarasov cũng phá kỷ lục giải đấu)

_Năm 2001: 6 mét 05 (Dimitri Markov lập kỷ lục giải đấu - đứng vững đến giờ)

_Năm 2003: 5 mét 90 (Giuseppe Gibilisco)

_Năm 2005: 5 mét 80 (Rens Blom)

_Năm 2007: 5 mét 86 (Bred Walker)

_Năm 2009: 5 mét 90 (Steven Hooker)

_Năm 2011: 5 mét 90 (Pawel Wojciecchowski)

_Năm 2013: 5 mét 89 (Raphael Holzdeppe)

_Năm 2015: 5 mét 90 (Shawnacy Barber, lúc này Renauld Lavillenie đã lập KLTG mới 6 mét 16)

_Năm 2017: 5 mét 95 (Sam Kendricks)

TỪ THỜI BUBKA, CŨNG CHƯA AI BẢO VỆ THÀNH CÔNG NGÔI VĐTG

Huyền thoại nhảy sào nam Bubka (Liên Xô cũ và Ukraine) đến thời điểm này vẫn được lưu danh, dù thành tích KLTG của anh đã bị Lavillenie phá hồi năm 2014 (VĐV người Pháp bay qua mức xà 6 mét 16 ở một giải đấu trong nhà, phá KLTG 6 mét 15 của Bubka vốn đã tồn tại trong suốt 21 năm). Đó là vì, đến thời điểm này, KLTG ngoài trời của anh là 6 mét 14 vẫn đang đứng vững. Ngoài ra, anh cũng là VĐV cuối cùng có năng lực bảo vệ danh hiệu tại giải điền kinh VĐTG. Điều mà chưa ai làm được đến lúc này!

Ở giải VĐTG 1991 tại Tokyo, Bubka nhảy qua mức xà 5 mét 95, lập kỷ lục giải đấu và giành tấm HCV thứ 2 liên tiếp. Trước đó, anh đã đăng quang ở giải VĐTG tại Rome hồi năm 1987 với mức xà 5 mét 85 (cũng là kỷ lục giải đấu ở vào thời điểm đó). Sở dĩ, từ 1987 đến 1991 có khoảng thời gian lên đến 4 năm, bỏ qua 1989, vì khi đó, giải VĐTG của IAAF mới chỉ được tổ chức 2 năm 1 lần. Từ 1991, mới là 2 năm/lần…

Giải VĐTG 1991 tại Tokyo là một trong những giải đấu đáng nhớ nhất trong lịch sử của IAAF. Ở đó, ngoài sự kiện Sergey Bubka bảo vệ thành công tấm HCV ở nội dung nhảy sào nam, người ta còn được chứng kiến Carl Lewis lập KLTG 9 giây 86 ở nội dung chạy nước rút 100 mét, và Mike Powell phá KLTG từ năm 1968 của Bob Beamon (8 mét 90) ở môn nhảy xa khi đạt thành tích 8 mét 95, kỷ lúc vẫn đang đứng vững!

Những thông tin ở trên, cho thấy tham vọng bảo vệ ngôi vô địch thế giới của Sam Kendrick (Mỹ, vô địch ở London 2017 với thành tích 5 mét 95) là khó như thế nào, dù anh là VĐV có thành tích VĐTG tiệm cận nhất với những người Liên Xô cũ trong quá khứ, và cũng là thành tích “ngang ngửa” với chiến công kỷ lục giải đấu của “tiền bối” Bubka hồi năm 1991. Tuy vậy, Kendricks vẫn có thể trở thành kẻ kế thừa Bubka.

Giải điền kinh VĐTG Doha 2019: Nhảy sào - bay lượn và đại trên tầm cao 6 mét ảnh 1 Sam Kendricks

CÁC ỨNG VIÊN NẶNG KÝ CHO TẤM HCV TRÊN TẦM CAO 6 MÉT

1-Đương kim vô địch thế giới Sam Kendricks (từng là một Trung úy thuộc Quân dự bị Mỹ): Đạt thành tích 5 mét 95 khi giành HCV ở giải VĐTG 2017; lập kỷ lục 6 mét 06 ở giải Vô địch quốc gia hồi tháng 7 năm nay (cũng là kỷ lục cá nhân); đã thắng 11/16 giải đấu ở ngoài trời ở mùa giải năm nay (và sở hữu kỷ lục bất bại trong suốt mùa 2017)

2-Đương kim vô địch châu Âu Armand Duplantis (Thụy Điển, dám từ chối cả học bổng của NCAA): Đạt thành tích đến 6 mét 05 khi giành HCV ở giải Vô địch châu Âu hồi năm ngoái (đánh bại cả Lavillenie - chỉ vượt qua mức xà 5 mét 95), đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, một VĐV giành HCV ở giải Vô địch châu Âu khi vượt qua mức xà từ 6 mét. 6 mét 05 cũng là kỷ lục của giải đấu; tiếp tục vượt qua mức xà 6 mét ở một giải đấu hồi tháng 5 năm nay

Duplantis vượt qua mức xà 6 mét

3-Đương kim Á quân thế giới Piotr Lisek (Ba Lan): Đạt thành tích 5 mét 89 khi giành HCB ở giải VĐTG 2017; trở thành VĐV Ba Lan đầu tiên vượt qua cột mốc 6 mét khi chinh phục thành công mức xà 6 mét 01 ở Lausanne Diamond League hồi tháng 7 rồi; cũng đã vượt qua mức xà 6 mét 02 vào giữa tháng 7 tại Monaco (kỷ lục của bản thân)

Giải điền kinh VĐTG Doha 2019: Nhảy sào - bay lượn và đại trên tầm cao 6 mét ảnh 2 Piotr Lisek
4-Đương kim kỷ lục gia thế giới Renauld Lavillenie (Pháp): Lập KLTG 6 mét 16 ở Donetsk (Ukraine) hồi năm 2014, nhưng là giải đấu trong nhà; đạt thành tích 5 mét 97 ở Olympic London 2012 (kỷ lục của giải đấu), nhưng chỉ giành HCB ở Olympic Rio de Janeiro 2016 dù đã nâng cao thành tích lên thành 5 mét 98; chỉ đạt thành tích 5 mét 89 ở giải VĐTG 2017; mới giành HCV giải VĐTG trong nhà ở Birmingham với thành tích 5 mét 90; nhưng thành tích tốt nhất trong mùa giải năm nay, ở nội dung thi đấu ngoài trời, chỉ là 5 mét 85

Tin cùng chuyên mục