Nhà vô địch Asian Indoor Games Ngô Lan Hương

Đối thủ khó nhất là chính mình!

Đối thủ khó nhất là chính mình!

Trong 2 tuần cuối năm 2007, Ngô Lan Hương 2 lần làm nên kỳ tích đoạt HCB giải VĐTG cờ tướng và HCV Asian Indoor Games 2. Đây cũng là điểm son chói lọi nhất của cả cờ tướng nữ Việt Nam nói chung lẫn nghiệp cờ Ngô Lan Hương nói riêng.

  • Thành tài nhờ khổ luyện

Đối thủ khó nhất là chính mình! ảnh 1

Đẳng cấp Quốc tế đại sư Ngô Lan Hương. Ảnh: Việt Nguyễn

Tính hiếu động, Ngô Lan Hương (sinh năm 1979) thích xem anh đánh cờ lòng vòng trong xóm rồi biết chơi cờ tướng. Năm 1993, Lan Hương lần đầu tiên “đánh đấm” ở giải học sinh trường THCS Mạch Kiếm Hùng, đoạt ngay hạng nhất dù toàn đấu với nam sinh. Nhờ đó, HLV Dương Thanh Danh  phát hiện được cô học trò thông minh này và mời về lớp bồi dưỡng năng khiếu của quận 5. Chưa đầy 3 tháng sau khi học cờ bài bản, Lan Hương đoạt hạng nhì HKPĐ TPHCM và dự giải trẻ toàn quốc.

Tháng 7-1995, chưa tròn 16 tuổi, Ngô Lan Hương trở thành VĐV dự tuyển TPHCM rồi đoạt hạng 4 cá nhân tại ĐH TDTT TQ cùng năm, gây choáng cho lớp kỳ thủ gạo cội. Điều gì khiến một cô bé “ăn chưa no, lo chưa tới” tiến bộ nhanh chóng đến vậy? Lan Hương cho biết: “Lúc mới được thi đấu, tôi nghĩ đơn giản đây là cơ hội du lịch miễn phí.

Càng về sau, tôi càng thấm thía phải nỗ lực tập luyện vì đã có lương phụ giúp gia đình. Năm 1995, cờ tướng nữ chỉ có 5 suất ở dự tuyển chứ không nhiều tuyến như bây giờ; giải VĐQG cũng có 30-40 kỳ thủ tranh tài trong lúc hiện nay còn khoảng 20 gương mặt quen. Lúc đó, nếu rớt khỏi 6 hạng đầu là thuộc diện “bị xem xét” ở đội tuyển TPHCM”.

Sau hai năm VĐQG 2001 và 2002, ở ván đầu của giải VĐQG 2003, Ngô Lan Hương thua “lãng xẹt” trước Thanh Xuân (Hà Nội) - VĐV chưa từng thắng được cô trước đó. Thế là Hương tuột dốc chỉ vì cú ngã chết điếng này. Nhờ vậy, Lan Hương sực tỉnh và hiểu rằng: “Đối thủ khó ưa nhất là chính mình. Lẽ ra, ván cờ với Thanh Xuân có thể hòa, mà tôi lại cố thắng vì tôi chưa bao giờ thua đối thủ trước đó”.

Năm 2005, Ngô Lan Hương tái đăng quang ở giải VĐQG và không hề bị soán ngôi vị số 1 cờ tướng nữ Việt Nam lần nào nữa cho đến nay. Cũng từ đó, Ngô Lan Hương chịu khó khổ luyện và “biết người, biết ta” hơn. Tuy thành tích quốc tế đầu tiên là HCĐ châu Á năm 2002, nhưng việc đoạt HCĐ châu Á năm 2006 đồng thời được phong đẳng cấp Quốc tế đại sư khẳng định vị thế mới của Ngô Lan Hương ở “bàn cờ” quốc tế.

  • Dấu ấn năm 2007

Tháng 3-2007, danh kỳ Hứa Ngân Xuyên (Trung Quốc) thăm và huấn luyện đội tuyển TPHCM, nhờ có thể nói tiếng Hoa (do là người gốc Hoa), Lan Hương đã học hỏi nhiều điều thú vị từ Hứa tiên sinh, như chị tâm sự: “Tôi ấn tượng về tác phong chuyên nghiệp của họ. Lúc thi đấu, họ không đem theo bàn cờ vì e ngại người cùng phòng ở khách sạn “bắt bài” của mình.

Nhưng khi tập luyện chung một kỳ viện (8 giờ/ngày), họ cùng nhau nghiên cứu cờ để bổ sung khiếm khuyết. Tôi hiểu ra, muốn tự tin so tài với cao thủ quốc tế, cần vận dụng nhuần nhuyễn bằng suy nghĩ của mình chứ không chơi cờ với kiểu “trả bài theo sách”, nhất là nguồn tài liệu chúng ta có đều  xuất phát từ Trung Quốc”.

Tại giải TPHCM mở rộng 2007, Lan Hương không thua ván nào trước các kiện tướng mạnh khi dự bảng nam. Chiến tích này khiến HLV trưởng ĐTQG Hoàng Đình Hồng mạnh dạn đăng ký chỉ tiêu HCV Asian Indoor Games 2. Ở Macau lần ấy, đến ván cuối, Lan Hương chỉ cần thắng một đối thủ “bậc trung” là vô địch, tự dưng Hương bị dị ứng, nổi mẩn đỏ đầy người, mất ngủ suốt đêm trước thi đấu và vừa xoa vừa gãi trong khi đấu.

Vì lo lắng phải thử doping, đoàn Việt Nam không cho Hương uống thuốc chữa dị ứng, trước khi vào trận chiến cuối cùng. Hương chỉ được tăng cường viên thuốc bổ dạng “sủi” thôi. Thậm chí sau khi nhận HCV rồi, BHL cũng hỏi lại trưởng ban tổ chức môn cờ tướng mới dám cho Hương uống thuốc. Đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với Hương trong hơn 10 năm theo đuổi nghiệp cờ: “Sau ván cờ kịch tính này, đối thủ bắt tay tôi và nói “cô giỏi thật, tôi biết cô bệnh nên càng quyết tâm hạ gục cô mà không nổi”. Ngoài may mắn, tôi tin là rất cần sự nỗ lực đến phút cuối của bản thân”.

THỤC OANH

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Medvedev lại vượt qua một trận đấu khó khăn khác, dù không đánh mất ván đấu nào

Indian Wells: Vượt qua chấn thương và đổ máu, Daniil Medvedev thắng trận 18 liên tiếp và lọt vào BK

Không đánh mất ván đấu nào, nhưng cũng rất không dễ dàng, đó là những gì vừa xảy ra với Daniil Medvedev ở trong trận đấu tứ kết giải Indian Wells - BNP Paribas Open 2023 chống lại Alejandro Davidovich Fokina . Medvedev đã đánh bại đối thủ hạng 28 thế giới người Tây Ban Nha với điểm số 6-3 và 7-5 sau 104 phút đồng hồ, trận đấu mà anh không chỉ chống lại đối thủ bên kia lưới mà còn cả chấn thương mắt cá chân và bị ngã chảy máu ngón tay...

Bóng đá trong nước

U23 Việt Nam rèn chiến thuật trước trận gặp Iraq

Sau buổi tập sáng 19-3 với mục đích chính là để các cầu thủ thả lỏng, phục hồi sau khi di chuyển từ Việt Nam sang, vào buổi chiều cùng ngày, toàn đội đã bước vào buổi tập chính thức đầu tiên để chuẩn bị cho trận gặp Iraq.

Bóng đá quốc tế

Barca ngược dòng thắng Siêu kinh điển, tiến sát chức vô địch

Chức vô địch lần đầu tiên kể từ năm 2019 đã gần hơn bao giờ hết với Barcelona sau chiến thắng 2-1 trong trận El Clasico trên sân Camp Nou. Với 12 điểm kém hơn, Real Madrid đã thấy cơ hội bảo vệ danh hiệu là bất khả thi khi mùa giải chỉ còn 12 lượt đấu.

Quần vợt

Indian Wells: Vượt qua chấn thương và đổ máu, Daniil Medvedev thắng trận 18 liên tiếp và lọt vào BK

Không đánh mất ván đấu nào, nhưng cũng rất không dễ dàng, đó là những gì vừa xảy ra với Daniil Medvedev ở trong trận đấu tứ kết giải Indian Wells - BNP Paribas Open 2023 chống lại Alejandro Davidovich Fokina . Medvedev đã đánh bại đối thủ hạng 28 thế giới người Tây Ban Nha với điểm số 6-3 và 7-5 sau 104 phút đồng hồ, trận đấu mà anh không chỉ chống lại đối thủ bên kia lưới mà còn cả chấn thương mắt cá chân và bị ngã chảy máu ngón tay...