Cục trưởng Cục TDTT – ông Đặng Hà Việt đã bày tỏ quan điểm rất cụ thể rằng “Từ kết quả đánh giá của Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì ngành thể thao đã tham mưu tới cấp lãnh đạo Bộ VH-TT-DL từ đó tham mưu tới Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược mới được ban hành có vai trò quan trọng, hiện thực hóa những đánh giá nối tiếp thực hiện tiếp tục trong lĩnh vực thể thao...”.
Trên tổng thể, điểm thay đổi nhất và cũng ghi nhận sẽ tạo sự đột phá tại Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nhà quản lý xây dựng các nội dung cụ thể từ đó vấn đề Kinh tế thể thao thuộc 9 nhóm Nhiệm vụ, Giải pháp quan trọng nhất. Với mảng Kinh tế thể thao, 8 nội dung được đưa ra ở Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, nhà quản lý yêu cầu cụ thể như: “Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tập luyện thể thao, tổ chức sự kiện thể thao, bán vé xem thi đấu, đào tạo VĐV, du lịch thể thao, thể thao giải trí, tư vấn môi giới chuyển nhượng và các dịch vụ TDTT khác. Tăng cường phối hợp liên ngành giữa ngành TDTT với du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế, thông tin và truyền thông và các ngành liên quan khác trong phát triển các loại hình dịch vụ tổng hợp có tính chất liên kết đa ngành nhằm khai thác hiệu quả các hoạt động TDTT”. Trong đó, vấn đề cắt giảm đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, điều kiện đầu tư và cải thiện các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực TDTT phù hợp với các cam kết quốc tế là điều được nói rõ ở Chiến lược đã ban hành.
Ngoài ra, việc khuyến khích xã hội hóa được yêu cầu hoàn thiện chính sách theo hướng cụ thể, phù hợp và khả thi.
Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh cho rằng, nội dung về kinh tế thể thao của Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là tư duy mới và cần cho ngành thể thao. Chiến lược chính là kim chỉ nam để những người làm thể thao nói chung có một định hướng tập trung, phát triển đưa ngành thể thao vươn tầm mạnh mẽ hơn nữa.
Năm 2013 khi Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt và ban hành thì việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với thể thao được nhắc tới. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế thể thao chưa được đề cập.
Trên thực tế, nội dung của Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2024 là định hướng cụ thể nhất. Việc thực hiện chi tiết theo từng đề mục, muốn đạt được hiệu quả, ngành thể thao sẽ thực hiện theo lộ trình thời gian, có sự đầu tư và phải chu toàn. Nếu không, nhiều nguồn lực sẽ bị lãng phí. Thể thao là thành tích thi đấu là sự phát triển thể chất cho toàn xã hội. Tuy nhiên trong thời đại phát triển hiện tại, thể thao còn là lĩnh vực giải trí, có sức hút tới người dân.
Áp lực trên đôi vai những nhà quản lý thể thao Việt Nam từ trung ương tới địa phương là không nhỏ nhằm thực hiện hiệu quả nội dung của Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một số ý kiến đưa ra, có thể xem Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 10-2026 tổ chức sau đây 2 năm sẽ là một trong những bài toán thử nghiệm ban đầu nhằm kiểm tra nhà quản lý thể thao trong thực hiện Chiến lược trên như thế nào.