Việc loại IOC loại IBA đã được thông báo ở ngày 22-6 sau khi IOC tổ chức bỏ phiếu của các thành viên và có kết quả 69 phiếu thuận, 10 phiếu trắng, 1 phiếu chống. Nguyên do của việc này được báo giới phương tây đăng tải là IBA đã không thể cải cách về quản trị, tài chính và các vấn đề đạo đức.
IBA là cơ quan tổ chức thi đấu môn quyền Anh trong hệ thống thi đấu Olympic ở các giải Đại hội nhưng việc đã bị gạt ra khỏi IOC là điều bất ngờ và có tính quyết định đối với môn quyền Anh. Tạm thời, quyền Anh không có trong chương trình thi đấu Olympic năm 2028.
Trao đổi về việc liệu môn boxing sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi IBA không còn là thành viên của IOC, phụ trách bộ môn quyền Anh (Tổng cục TDTT) đồng thời là Tổng thư kí Liên đoàn quyền Anh Việt Nam – ông Vũ Đức Thịnh cho biết “chúng tôi cũng nắm được thông tin trên. Khi IBA bị gạt ra khỏi IOC thì việc có mặt của môn quyền Anh tại chương trình thi đấu Olympic sẽ ảnh hưởng rõ rệt. Gần như việc quyền Anh không là môn thi đấu của Olympic sẽ được quyết định. Trước mắt, điều này có thể ở Olympic Paris (Pháp) 2024 tới đây. Tuy nhiên, chưa có văn bản thông báo chính thức nào và khi có văn bản cụ thể thì IOC sẽ gởi về Ủy ban Olympic của các quốc gia”. Cũng theo ông Thịnh, hiện tại tuyển thủ boxing Việt Nam chưa thi đấu các lượt vòng loại để tranh vé dự Olympic Paris (Pháp) 2024 nên chưa bị ảnh hưởng gì về kết quả.
Lẽ ra giải vô địch boxing nữ thế giới 2023 đã được IBA chọn là giải trao suất chính thức cho VĐV dự Olympic Paris (Pháp) 2024 dựa vào kết quả thi đấu nhưng IOC không chấp nhận điều này. Từ đó, IOC quy định các giải đại hội của châu lục là nơi trao suất và ASIAD 19-2022 được là giải sẽ trao suất Olympic đối với VĐV thi đấu đạt kết quả theo tiêu chuẩn quy định.
Quyền Anh Việt Nam lần đầu tiên có VĐV được dự Olympic bằng vé chính thức là võ sĩ Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Đương trong kỳ tranh tài Olympic Tokyo (Nhật Bản) 2020.