Bất lực hay mất năng lực?

SGGP Thể Thao đã từng nhiều lần đề cập đến sự bất lực của tổ chức đang điều hành nền bóng đá là VFF. Có khá nhiều lý do để giải thích, nhưng có một nguyên nhân khá nhạy cảm và ít khi được đề cập, bởi nó đụng chạm đến cả một hệ thống (vốn đã được đánh giá là “làm được việc”), đấy phải chăng là do VFF không có năng lực?
Bất lực hay mất năng lực?

SGGP Thể Thao đã từng nhiều lần đề cập đến sự bất lực của tổ chức đang điều hành nền bóng đá là VFF. Có khá nhiều lý do để giải thích, nhưng có một nguyên nhân khá nhạy cảm và ít khi được đề cập, bởi nó đụng chạm đến cả một hệ thống (vốn đã được đánh giá là “làm được việc”), đấy phải chăng là do VFF không có năng lực?

Đây là vấn đề không dễ trả lời, cũng như dễ dẫn đến một hệ lụy khó lường cho nền bóng đá. Tuy nhiên, không thể không quan tâm. Những gì đã và đang xảy ra tại đấu trường quốc nội buộc người ta phải nhớ lại lời nhận xét của cựu Chủ tịch Mai Liêm Trực: VFF thấp hơn mặt bằng xã hội!

Sau đại hội VFF mới đây, chúng tôi đã đề cập đến một số điểm nổi bật trong bộ máy điều hành VFF mới. Những điểm đó có thể được xem là tốt, nhưng cũng bị giới quan sát đánh giá là bước lùi của tổ chức này. Đơn cử: 5 vị trí cao nhất của VFF đều không phải là người có chuyên môn bóng đá.

Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn Phạm Ngọc Viễn được xem là cha đẻ của đề án chuyên nghiệp, nhưng ông vốn dĩ là một nhà mô phạm, nhà nghiên cứu. Khổ nỗi, vị trí mang tầm then chốt này vốn đã không được xem trọng từ nhiệm kỳ 5, nhất là sau khi chuyên gia bóng đá được nể trọng và là “cầu thủ vàng bóng đá Việt Nam” Lê Thế Thọ từ nhiệm. Nếu xem vị trí này giữ phần “cốt lõi” trong bất kỳ chiến lược phát triển bóng đá nào, thì rõ ràng, nó đã không được xem trọng suốt 2 nhiệm kỳ. Thực tế là cho đến thời điểm này, chính vai trò của ông Phạm Ngọc Viễn cũng khá mờ nhạt!

Tất nhiên, bạo lực sân cỏ, đạo đức cầu thủ, năng lực trọng tài hay vấn đề an ninh sân bóng là thuộc về bộ phận điều hành, tức Ban tổ chức giải mà ông Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn đứng đầu. Nhưng, bất cứ ai làm bóng đá cũng biết rằng, những vấn đề nhức nhối hiện nay chẳng qua là hậu quả của một quá trình bỏ quên khâu đào tạo, cũng như quá coi thường những qui tắc trong bóng đá như đạo đức, đá bóng vì khán giả.

Nói một cách khác, người ta đang điều hành bóng đá như điều hành một công ty nhỏ. Thấy đâu (hoặc hư đâu) thì sửa đó, chứ chẳng có định hướng, hệ thống và nguyên tắc nào cả. Đến khi mọi thứ ngoài tầm tay thì mới biết rằng, VFF hiện tại không hẳn là bất lực, mà có lẽ họ không còn năng lực để thực hiện!

Khá nhiều sự việc nghiêm trọng xảy ra ở giải đấu của họ, nhưng gần như chưa thấy một quan chức nào của VFF chính thức đăng đàn để công khai bày tỏ quan điểm của tổ chức này. Ảnh: DUY BÙI ảnh 1

Khá nhiều sự việc nghiêm trọng xảy ra ở giải đấu của họ, nhưng gần như chưa thấy một quan chức nào của VFF chính thức đăng đàn để công khai bày tỏ quan điểm của tổ chức này. Ảnh: DUY BÙI

o0o

Bất lực chỉ là một cái cớ, chứ sự thật thì VFF mất hẳn quyền lực so với các đội bóng. Họ không kiểm soát nổi các thành viên trong gia đình của mình. Họ mất “gia phong” vì vai trò của họ với các CLB quá mờ nhạt. Cứ nhìn cái cảnh các CLB giao cho những Giám đốc điều hành đi dự đại hội VFF khóa 6 thì rõ.

Những vị trí điều hành ấy, nhiều khi chẳng tồn tại đủ một mùa bóng. Nếu họ bị sa thải, chuyển công tác thì rõ là Ban chấp hành VFF khác nào cái chợ. Ai cũng có thể ra ra, vào vào chẳng theo chuẩn mực nào cả.

Vậy còn lý do nào mà VFF không có được sự tôn trọng? Cứ xem họ đã giúp gì cho các CLB trong việc kiếm tiền? Cứ xem họ xử những sai phạm thế nào? Cứ xem họ thả nổi thị trường chuyển nhượng và những tranh chấp giữa các CLB thì rõ.

Một ban chấp hành VFF mà phân nửa chẳng có tiếng nói gì trong giới bóng đá, vậy liệu tiếng nói đó có ai nghe? Đã nói không nghe thì làm sao cầu thủ sợ, ban tổ chức sân e dè, và các CLB tôn trọng được. Mang tiếng là xã hội hóa, nhưng kỳ thực VFF ngày càng thụt lùi về uy tín xã hội. Trong khi đó, về chuyên môn, như đề cập ở trên, đã chẳng còn ai khiến người trong giới nể phục.

Bởi vậy, những sự kiện nổi cộm đang diễn ra, nhưng gần như chẳng thấy quan chức VFF nào chính thức đăng đàn để bày tỏ quan điểm. VFF có người phát ngôn, nhưng hình như ông này chỉ chuyên lo cho đội tuyển. Họ sợ? Hay họ không dám phát biểu?

Trong bất cứ lý do gì thì cách mà VFF im lặng hiện nay thể hiện sự lúng túng, mất phương hướng và thiếu thống nhất về cách điều hành. Cứ có chuyện là “khoán trắng” cho Ban kỷ luật, thay vì lẽ ra BTC phải là người có chính kiến đầu tiên. Dù đúng hay sai cũng phải có phát ngôn. Đấy là lúc cần thiết phải thể hiện năng lực của mình. Khổ thay, hình như đấy là cái mà họ sợ mình không có thì phải!?

HỒ VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Phủi 365

Giải S7 Chợ Mới mở rộng, tranh Cúp Billiards Gold 2 - Long Xuyên: 3 ngày sôi động, vui buồn lẫn lộn, thu hút hàng trăm khán giả đến sân, hàng ngàn khán giả xem live-stream

Giải S7 Chợ mới mở rộng kết thúc hồi tuần trước, nhưng dư âm của nó sẽ còn đọng lại miền đất sân 11 người cỏ tự nhiên mãi về sau. Kim Thành FC (Bạc Liêu) đăng quang ngôi vô địch đầy xứng đáng với đội hình “binh hùng tướng mạnh”, thừa sức ngược ra Bắc đá VPL, nhưng cũng rất đáng khen cho Phong Táo FC (Đồng Tháp), đội bóng áo đỏ đã thiệt quân trong trận đấu chung kết vẫn ra sức chiến đấu, trụ lại đến hiệp 2 dưới sự chỉ huy của “Cap” Tuấn Vinh...