ASIAS 19: Đội tuyển đấu kiếm Hồng Kông hy vọng tranh đấu "thắng Vàng" ở Hàng Châu

Từng giành được 2 HCB và 6 HCĐ ở kỳ giải ASIAD 18 tại Jakarta-Palembang (Indonesia) - hồi năm 2018, và xếp hạng 5 chung cuộc, chỉ sau Hàn Quốc (6 HCV, 3 HCB, 6 HCĐ), Trung Quốc (3 HCV, 6 HCB, 2 HCĐ), Nhật Bản (2 HCV và 6 HCĐ) rồi cả Kazakhstan (1 HCV và 2 HCĐ), đấu kiếm của Hồng Kông vốn là một thế lực tại đấu trường Đại hội thể thao châu Á. Thế nên, đội tuyển đấu kiếm Hồng Kông bay sang Hàng Châu lần này đặt ra mục tiêu không nhỏ!
Cheung với tấm HCV Olympic chính là hy vọng "thắng Vàng" của đấu kiếm Hồng Kông tại ASIAD 19
Cheung với tấm HCV Olympic chính là hy vọng "thắng Vàng" của đấu kiếm Hồng Kông tại ASIAD 19

Bất chấp giới hạn về diện tích và dân số, đấu kiếm Hồng Kông luôn là một đối thủ nặng ký ở trong khu vực. Lần này, với nhiều nguồn tài trợ và sự chú ý lớn lao từ công chúng, “cao thủ kiếm thuật Olympic” Edgar Cheung và các đồng đội hy vọng sẽ ghi dấu ấn đậm nét tại Asian Games 2023, khi các nội dung thi đấu môn đấu kiếm sẽ bắt đầu khai diễn vào sáng mai, Chủ nhật 24-9, tại Nhà thi đấu Trường Đại học Điện tử Hàng Châu.

Cheung là người đã giành tấm HCV nội dung liễu kiếm tại kỳ giải Olympic Tokyo diễn ra hồi 2 năm về trước. Đánh bại kiếm thủ người Ý - Daniele Garozzo, trong trận chung kết đơn nam với điểm số 15-11, Cheung không chỉ biến Garozzo trở thành Cựu Vô địch Olympic, mà chính bản thân anh còn trở thành Nhà tân Vô địch Thế vận hội. Anh là người Hồng Kông đầu tiên thắng HCV Olympic đấu kiếm cho Hồng Kông trong suốt bề dày lịch sử.

Chiến thắng của Cheung, khi đó, mang lại một tin tức tươi sáng cho thành phố vốn rất u ám vì bất ổn xã hội và những hệ lụy do dịch bệnh Covid-19 mang lại. Cheung đã thu hút nhiều nhà tài trợ, gây sự chú ý lớn lao với công chúng và giờ đây, đấu kiếm Hồng Kông đang được hưởng lợi rất lớn khi hướng đến ASIAD tại Trung Quốc. Dù vậy, sau bao năm tham dự Asian Games, đấu kiếm Hồng Kông vẫn chưa từng lần nào giành HCV...

Cheung năm nay mới 26 tuổi, nhẹ nhàng chia sẻ - khi đang tìm kiếm một tấm huy chương cá nhân khác hơn là Đồng, chiến tích anh từng thắng ở Jakarta hồi năm 2018: “Bất kể ở sự kiện cá nhân hay là đồng đội, tôi hy vọng rằng, cuối cùng chúng tôi cũng có thể “thắng Vàng”. Ở ASIAD 18, đấu kiếm Hồng Kông thắng 2 HCB trong các nội dung kiếm liễu đồng đội nam và kiếm liễu cá nhân nam (thuộc về công của Nicolas Choi). Choi đã giải nghệ sau đó.

Ngoài Cheung, một kiếm thủ khác của đấu kiếm Hồng Kông được xem là Ứng viên cho vị trí “Đệ nhất kiếm” tại Hàng Châu là cô Vivian Kong (người đang xếp hạng 2 thế giới ở nội dung kiếm ba cạnh). Ngoài ra, Ryan Choi, người sát cánh cùng Cheung mang về tấm HCĐ trong nội dung kiếm liễu đồng đội nam tại giải Vô địch thế giới hồi tháng 7 cũng là một kiếm thủ khác rất đáng chú ý.

Các kiếm thủ nữ Hồng Kông

Các kiếm thủ nữ Hồng Kông

Theo Cheung, đội tuyển đấu kiếm Hồng Kông đã đạt được nhiều tiến bộ kể từ Á vận hội tại Indonesia hồi 5 năm trước. Kiếm thủ thuận tay trái, người đã bình phục hoàn toàn sau chấn thương cổ tay gần đây, chia sẻ với AFP rằng, anh muốn “chứng tỏ cho các đối thủ của chúng tôi thấy rằng, họ cần phải thật cẩn trọng đối với chúng tôi”. Cheung và các đồng đội sẽ mang về tấm HCV đấu kiếm đầu tiên ở Á vận hội cho Hồng Kông?

CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG BẮT NGUỒN TỪ LÂU

Hoạt động thể thao đấu kiếm đã tồn tại ở Hồng Kông từ nhiều thập kỷ trước, khi mà thành phố này còn là thuộc địa của Anh. Hiệp hội đấu kiếm nghiệp dư ở đây từng được thành lập từ hồi năm 1949.

Đầu những năm 2000, đấu kiếm Hồng Kông đã gặt hái được những thành công đáng kể, tuy nhiên, phải đến kỳ Đại hội thể thao châu Á 2010, thời điểm các kiếm thủ Hồng Kông giành được 7 tấm huy chương, đấu kiếm Hồng Kông mới trở thành thế lực trong khu vực.

Các nhà tổ chức địa phương đã phổ biến môn đấu kiếm rộng rãi khắp nơi, rồi mang vào các trường học, trung tâm thể thao cộng đồng trong suốt 2 thập kỷ vừa qua. Đây chính là vườn ươm mầm các tài năng, trong đó có Cheung.

Một lớp tập đấu kiếm trong trường học ở Hồng Kông

Một lớp tập đấu kiếm trong trường học ở Hồng Kông

Các kiếm thủ Hồng Kông cũng được hưởng lợi đáng kể tự cuộc cải cách các hệ thống phát hiện và đào tạo tài năng trẻ của thành phố. Điều này cho phép Cheung cống hiến hết mình cho môn thể thao khi cha mẹ anh cho phép.

Nhưng sau những câu chuyện màu hồng, luôn có những lời cảnh báo. Người đưa ra lời cảnh báo dành cho Cheung chính là Gregory Koenig, từng làm HLV ở quê nhà Pháp và Đài Loan, hiện là “sư phụ” của nhiều kiếm thủ Hồng Kông trong 5 năm trở lại đây, người đang có mối quan hệ thân thiết với Cheung. “Sư phụ” đã đưa ra lời cảnh báo dành cho “đệ tử” của mình, khi anh này đã tuột xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng dành cho nam.

“Khi bạn trở thành Nhà vô địch Olympic, mọi thứ là rất khó khăn vì mọi người đều để mắt đến bạn, mọi người đều đấu kiếm cật lực khi đối đầu với bạn. Anh phải hiểu rằng, có nhiều người đã chiến đấu cả đời để đạt được mục tiêu mà anh đã đạt được. Được rồi, anh cho rằng anh đã đạt đến đỉnh phong và muốn dừng lại ở đây? Hay anh vẫn còn động lực và khát khao hơn? Cậu ấy nói với tôi: “Không, tôi thật sự muốn ghi tên mình vào lịch sử”.

HLV Koenig và Cheung

HLV Koenig và Cheung

Tin cùng chuyên mục