Vui thì cũng có vui...

Nói về thành công của đội U19 Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á đang diễn ra, 100% thông tin đều “đính chính” rằng, đó là thành công của Học viện HAGL. Thành ra, trong niềm vui vẫn đọng lại quá nhiều điều để suy ngẫm…
Vui thì cũng có vui...

Nói về thành công của đội U19 Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á đang diễn ra, 100% thông tin đều “đính chính” rằng, đó là thành công của Học viện HAGL. Thành ra, trong niềm vui vẫn đọng lại quá nhiều điều để suy ngẫm…

Vì thành công ấy được cho là nhờ nòng cốt của đội U19 đến từ Học viện tại Pleiku, mà mô hình Học viện ấy, ở Việt Nam mới chỉ có một. Và quan trọng hơn, để có được Học viện ấy, Bầu Đức tốn kém rất nhiều, cũng đã mất đến 7 năm ươm mầm. Những yếu tố đó, hiện tại Việt Nam chưa có nơi thứ 2 làm được ngoài HAGL.

Vui thì cũng có vui... ảnh 1

Đội hình U19 Việt Nam trong đó Học viện HAGL đã đóng góp 12/20 cầu thủ. Ảnh: Minh Trần

Như vậy thì đâu có gì để vui! Chúng ta có thể chúc mừng bầu Đức và khâm phục tầm nhìn của ông nhưng vì điều đó, chúng ta lại thấy lo cho bóng đá Việt Nam hơn thay vì vui mừng. Bầu Đức không làm thay việc của VFF, ông chỉ là người thắp lên ngọn lửa hy vọng, khai sáng một cuộc hành trình nhưng ông không thể làm nốt những gì còn lại. Thế nhưng, 7 năm qua, đâu có ai tiếp nối những gì bầu Đức đã làm và sự đơn lẻ của HAGL đâu thể tạo nên sự hùng cường cho bóng đá Việt?!

Cũng cần phải nhắc thêm một chi tiết: Bầu Đức không đầu tư vào Học viện HAGL để phục vụ cho bóng đá trẻ Việt Nam. Những cầu thủ của ông, đầu tiên phải được “xuất khẩu”, kế đến mới ưu tiên cho CLB của mình. Còn chuyện đóng góp cho bóng đá Việt Nam, có lẽ là chuyện từ từ mới tính.

o0o

Thành ra, cũng đừng vội tung hô hết mức về thành tích của đội U19 Việt Nam bởi nó chưa phản ảnh được gì cả đối với bóng đá trẻ. Đấy là chưa nói, khi giải Đông Nam Á chưa kết thúc, cũng khó đánh giá một cách toàn diện về thành công của các cầu thủ trẻ.

Vui thì cũng có vui... ảnh 2

Bầu Đức mất đến 7 năm để ươm mầm cho những cầu thủ trẻ của mình. Ảnh: Minh Trần

Nhưng theo chúng tôi, quan trọng hơn là cần phải nhìn vào sự thật: Bóng đá Việt Nam chỉ mới có một Học viện HAGL và bấy nhiêu đó, chưa tạo ra một sự thay đổi nào cả. Nếu như sau bầu Đức, cũng có một vài CLB chuyên nghiệp cũng tổ chức Học viện để đào tạo một thế hệ cầu thủ có phẩm chất nổi trội cho chính mình thì chẳng nói làm gì, đằng này đâu phải đội bóng nào đang đá V-League cũng có tuyến trẻ khi mà bản thân đội 1 còn chưa đủ tài chính hoạt động thì lấy tiền đâu “nuôi” đội trẻ. Trong khi đó, nếu chờ đợi cách đào tạo trẻ theo mô hình của địa phương như từ trước đến nay thì chất lượng lại không nổi trội như kiểu của HAGL. Chưa ai nói bóng đá Việt Nam thiếu cầu thủ trẻ, cái quan trọng là chất lượng đào tạo không ổn, chủ trương “ngắt ngọn” nhiều hơn là đầu tư chiều sâu, cầu thủ trẻ chưa kịp định hình phong cách và kỹ thuật đã được tung vào đấu trường chuyên nghiệp. Cải thiện kỹ thuật thì dễ, thay đổi tư duy chơi bóng mới khó.

Tóm lại, cái vui đối với đội U19 hiện nay chỉ là tạm thời, cái lo dài hạn của bóng đá Việt Nam mới thật sự là nỗi ám ảnh. Từ kỳ tích tại giải U16 châu Á năm 2000 nhờ lợi thế sân nhà đến nay, đã có một chiến tích nào đáng để vui mừng cho bóng đá trẻ của chúng ta không?

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Dù chịu sự thống trị của Man. City, Premier League vẫn bùng nổ ở châu Á

Dù chịu sự thống trị của Man. City, Premier League vẫn bùng nổ ở châu Á

Có những lo ngại ở Anh về việc liệu sự thống trị ngày càng tăng của Man. City có làm giảm sức hấp dẫn phổ biến và thương mại của Premier League hay không. Việc một đội bóng giành được 5 chức vô địch trong 6 mùa gần nhất tưởng sẽ đưa Premier League vào lối mòn của Bundesliga hay Ligue 1, nhưng thực tế là không làm giảm sự quan tâm khi mức độ phổ biến của giải đấu hàng đầu nước Anh vượt xa các đối thủ cạnh tranh

Bóng đá trong nước

SLNA - CLB TPHCM: Chiến thắng để an toàn (18 giờ, ngày 6-6)

Đánh bại Đà Nẵng ở trận “chung kết ngược” để tạm thoát khỏi vị trí cuối bảng, song CLB TPHCM vẫn chưa thể an toàn vì khoảng cách nhiều hơn 2 điểm có thể bị san lấp bất cứ lúc nào. Điều này càng có cơ sở khi thầy trò Vũ Tiến Thành còn quá nhiều vấn đề tại hàng thủ, và vòng kế tiếp phải gặp chủ nhà SLNA đang “khát” 3 điểm để chặn đà rơi tự do.

Bóng đá quốc tế

Quần vợt

Roland Garros: Ons Jabeur lọt vào tứ kết lần đầu, sẽ đấu với người phụ nữ Brazil đầu tiên lọt vào TK từ năm 1968

Trong bản lý lịch rất ấn tượng suốt thời gian vừa qua của Ons Jabeur - tay vợt nữ xứ Ả rập và Bắc Phi liên tục làm nên lịch sử, cô vẫn đang “để trống thành tích thi đấu” ở Roland Garros - French Open. Hôm nay, cô gái 28 tuổi người Tunisia có thể tự hào hô lên rằng: “Cuối cùng, tôi cũng đã giành vé lọt vào tứ kết tại kỳ giải Grand Slam trên mặt sân đất nện tại Paris”.