Buổi họp báo như là cuộc “đấu tố” giữa 2 bên
“Ân ân - oán oán” bao giờ mới hết? Đó là câu hỏi mà giới mộ điệu nhằm vào mối quan hệ đầy thù hận, mâu thuẫn giữa Brook và Khan, từ lần đầu tiên họ chạm trán nhau khi còn quá trẻ và trên sàn đánh quyền nghiệp dư. Từ đó trở đi, mỗi người đã kể ra một câu chuyện hoàn toàn khác nhau và nó đã vượt qua tầm hiểu biết của dư luận, rằng ai đúng, ai sai. Cả 2 võ sĩ người Anh đến chỗ “không thể quay về”.
Họ liên tục sử dụng những ngôn từ chửi bới xúc phạm nhắm vào nhau, không nề hả những từ ngữ kỳ thị đồng tính, trong buổi họp báo trước trận đấu, như cách “miêu tả lại” hàng chục năm xung đột, đối đầu. Khan phủ nhận cả gợi ý của Brook rằng họ ở chung phòng khách sạn khi tham gia một giải đấu nghiệp dư trong quá khứ: “Đừng có nói rằng chung ta đã từng chung phòng, điều đó nghe không đúng. Đặc biệt là với những gì tôi đã từng nghe, anh nói rằng “chúng tôi chia sẻ nhẫn”, hay gì đó!”.
Brook đã đáp trả rằng: “Đó là anh ở phía đồng tính nam!”. Trong khi Adam Smith của Sky Sports cố gắng can thiệp để làm dịu bầu không khí của cuộc họp báo, vốn giống màn “đấu tố” qua lại giữa 2 bên, mọi thứ lại chuyển sang thế đối đầu khi Khan cáo buộc Brook bình luận mang tính “phân biệt chủng tộc”, vì gọi Khan là kẻ có “cái cằm mỏng manh” (ám chỉ cái cằm khá mỏng của người gốc châu Á).
Ân oán thời xưa
Khi Khan lần đầu được khoác lên người vòng hoa và tấm HCB Olympic, tại Thế vận hội Athens 2004, ân oán đã bắt đầu vạch ra. Khan được chọn lựa vào đội hình tuyển quyền Anh nghiệp dư Anh quốc tham dự kỳ Thế vận hội tại Hy Lạp, ở hạng cân nhẹ, điều đó có nghĩa là một ứng viên còn lại - chàng Brook, bị loại khỏi đội hình. Khát vọng Olympic là quá lớn với bất kỳ VĐV nào và do vậy tất cả trở thành sỉ nhục.
Nhà Ingle, thời điểm đó là Brendan, giờ đây là Dominic, người đã từng huấn luyện Brook, cảm thấy Khan chính là “đứa con cưng” của đội tuyển quyền Anh Anh quốc. Nếu hỏi Khan, anh này sẽ lại luyên thuyên về một thứ khác hẳn, rằng hồi đó, anh chấp một tay vẫn còn thể dạy Brook đánh quyền (!??). Những gì họ đồng ý: Họ từng chia sẻ chiếc nhẫn hồi đầu năm 2004, khi tập trung cùng đội tuyển quyền Anh Anh.
Brook sau đó ghi điểm ở tầm đẳng cấp quốc gia khi giành chiến thắng ở một giải nghiệp dư, anh gây ấn tượng mạnh khi đánh bại đối thủ lớn tuổi hơn anh và thậm chí từng thi đấu ở hạng cân nặng hơn. Đối thủ đó chính là… Khan. HLV Dominic, sau này nhớ lại, cho biết đội tuyển đấu quyền Anh quốc ghét bỏ Brook bởi vì anh đã đánh bại Khan, nhưng với Khan, đó là do anh “đeo găng to hơn để tránh làm tổn thương đối thủ” (?).
Với Khan, đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác: “Khan đã ở cùng đội tuyển quyền Anh Anh quốc trong một thời gian ngắn. Họ để anh ta đấu tập chỉ để kiểm tra xem anh ta giỏi đến mức nào. Nhưng anh ta để cho mặt mình bị đập nhiều đến nỗi, anh ta không bao giờ được chọn lại vào đội tuyển. Đó là lý do tại sao Kell biết rõ ràng rằng, tôi đã hoàn toàn vượt qua anh ta”. Đó là đánh quyền nghiệp dư, ngược lại…
Brook sau đó đã rất quyết đoán, anh đã chuyển sang đấu chuyên nghiệp ngay sau thất vọng và sớm xây dựng được một di sản của mình. Khi Khan hết ngất ngay với tấm HCB Athens 2004 và chuyển sang đấu chuyên nghiệp, Brook đã đi “cả một quãng đường vượt lên”. Khan lần đầu tiên thượng đài chuyên nghiệp là hồi tháng 7-2005, lúc đó, Brook đã trở thành một võ sĩ đầy hứa hẹn với chuỗi 8 trận thắng liên tiếp (4 KO).
Kể từ đó trở đi, Khan không bao giờ bắt kịp Brook trên sàn đài chuyên nghiệp. Anh chưa bao giờ thắng đai vô địch nước Anh (Brook thắng đai này năm 2008). Đai Khối thịnh vượng chung của anh chẳng là cái gì so với vô địch bán trung IBF của Brook. Brook thậm chí chưa bao giờ đánh mất đai WBO Liên châu lục, còn Khan đã thắng nó và mất nó ở trận bảo vệ lần thứ 2. Khan từng thắng đai WBA - nhưng ở hạng dưới bán trung, đó là câu chuyện khác.
Brook kết thúc đoạn “nhân quả”
Khan chắc chắn giỏi hơn Brook khi còn là võ sĩ nghiệp dư. Nhưng cả đoạn đường gian khổ mà “The Special One” đã đi qua, đầy máu và nước mắt, với cả những trận thua các võ sĩ đẳng cấp số 1 như là Gennady Golovkin, Errol Spence Jr., và mới đây nhất là Crawford, ở cuộc phiêu lưu đấu quyền chuyên nghiệp, là thứ mà “Nhà Vua” ước mơ cả đời cũng không có được. Khan thua rất nhiều, cả võ sĩ mạnh, cả võ sĩ… yếu xìu.
Đẳng cấp 2 bên trong trận so găng tại thành Manchester rất rõ ràng, Brook tấn công liên tục và chiếm ưu thế áp đảo trong các hiệp 1, hiệp 3, hiệp 5 và hiệp 6. Anh xuất quyền mạnh và chính xác đến nỗi, Khan không thể “hoàn thủ” ở hiệp đấu thứ 6, trọng tài buộc phải can thiệp chấm dứt nỗi đau thể xác dành cho võ sĩ gốc Á. Trận thua thứ 6 trong sự nghiệp của Khan đã kết thúc “ân oán 18 năm” giữa cả 2 bên!
Khan sẽ giải nghệ?
Thực chất, Khan đã hết thời, người ta biết điều đó từ vài năm trước, nhưng ý niệm phải đấu với Brook vẫn ám ảnh anh, dẫn dắt anh đến kết quả thê thảm ngày hôm nay và cũng dạy cho anh hiểu, đã đến lúc nên kết thúc sự nghiệp, kết thúc “đoạn nhân quả này” để chuyển sang làm một việc khác trong đời, nơi chưa chắc anh vẫn là kẻ thất bại. Những người từng giành huy chương Olympic vốn không hề là tầm thường đâu!
“Tôi cần phải ngồi lại với gia đình, nhưng thực chất, kết quả này giống như là một bước tiến đến đoạn cuối sự nghiệp của tôi. Tình yêu của tôi với môn thể thao này, môn đánh quyền, đã không còn nữa. Đó là dấu hiệu cho tôi thấy rằng, đã đến lúc tôi nên kết thúc thôi”, Khan chia sẻ với gương mặt không còn giống “Nhà Vua” từng thắng đai dưới bán trung WBA, đó là gương mặt bầm tím, trầy trụa và đầy rẫy thương tổn…