Học người đi trước

Khi mọi người chạy theo suy nghĩ cần sa thải HLV Miura mà quên mất những gì ông từng làm được cho đội tuyển Việt Nam ở bảng F vòng loại World Cup 2018 thì Hữu Thắng đang làm việc với tư thế cờ đến tay sẽ phất.

Khi mọi người chạy theo suy nghĩ cần sa thải HLV Miura mà quên mất những gì ông từng làm được cho đội tuyển Việt Nam ở bảng F vòng loại World Cup 2018 thì Hữu Thắng đang làm việc với tư thế cờ đến tay sẽ phất.

Học người đi trước ảnh 1

Thể lực và tinh thần thi đấu đã được cải thiện nhiều dưới triều đại Miura. Ảnh: Đông Huyền

Ở bảng F, thầy trò ông Miura (trước đó) nằm cùng với hai đối thủ nặng ký là Iraq, Thái Lan nên chỉ tiêu VFF giao cho là cố gắng tìm suất dự VCK Asian Cup 2019 hơn là quyết lấy ngôi đầu để vào vòng loại cuối World Cup 2018 khu vực châu Á. Thực tế thì đến giờ Việt Nam đang xếp thứ 3, vị trí không có gì nổi bật nên lẽ đương nhiên là không ít người quên mất công sức của ông Miura mà chủ yếu lo gọi tên thầy Hữu Thắng.

Khác biệt lớn nhất của đội tuyển Việt Nam dưới tay thầy Nhật so với hai nhà cầm quân nội Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc là việc truyền lửa cho học trò bất kể đối thủ và giải đấu nào cũng như thể lực là một ưu thế. Sự thật thì các cầu thủ dù ở đội tuyển quốc gia hay Olympic mỗi khi làm việc với HLV Miura đều có chung nhận xét ông là người khắt khe, chuyên nghiệp và nhất là không phát biểu mang tính chủ quan với báo chí.

Điều này xuất phát từ cái nền ông là người Nhật vốn tôn trọng tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp, không ngại gian khó và chẳng bao giờ than phiền như kiểu thiếu đi một trụ cột trên hàng công do bị kỷ luật thì có người đã la oai oái. Cái hay của nhà cầm quân xứ Phù Tang là lưng vốn kinh nghiệm và thời gian định hình lối chơi của các đội tuyển dưới tay ông thường không nhiều so với các đối thủ nhưng lại có thành quả ấn tượng. Tương tự như sau khi Olympic Việt Nam đá thắng Iran tại Aisad 17, ông Miura luôn yêu cầu các học trò cần chuyện nghiệp chứ không được hí hửng nhằm chuẩn bị cho trận gặp Kyrgyzstan sau đó.

Dân trong nghề có chung nhận xét cầu thủ dưới tay ông Miura mỗi khi ra sân ở đấu trường châu lục không còn “ngợp” như quá khứ. Đấy chính là nhờ đã lột xác về tinh thần chiến đấu, lối chơi kỷ luật và giàu thể lực lẫn sức bền. Nó là những thứ thường rất ít khi có được dưới triều đại thầy nội vốn dễ vướng vào chuyện “người quen với nhau cả” nên kéo theo tính chuyện nghiệp đi xuống.
|
Ông Miura còn gây ấn tượng ở tính tận tụy và khiêm nhường trong lời ăn tiếng nói chứ không phải mượn báo chí để đánh bóng bản thân. Hiệu quả công việc và thái độ cầu thị, sự nhẹ nhàng của ông Miura khác với một số ông thầy nội cũng “nhẹ nhàng” nhưng là do chẳng dám phản ứng lại điều chướng tai gai mắt từ những người không có chuyên môn bỗng dưng ở đâu nhảy vào “chọt chẹt”.

Bây giờ thì đã qua rồi thời của Miura nhưng nhiều người vẫn bảo thầy nội Hữu Thắng cũng nên học những phẩm chất tốt đẹp mà ông thầy người Nhật từng truyền lại cho học trò. Đừng nên quá sa đà vào mấy thứ bên ngoài sân cỏ mà cần hiểu mình đang có gì trong tay rồi tìm cách gột cho ra hồ là chủ yếu.

ĐỨC DŨNG

Tin cùng chuyên mục