+Phóng viên:Chuyến tập huấn lần này chỉ gói gọn trong khoảng 10 ngày với 2 trận đấu, liệu có đủ cho đợt tập huấn trước giải đấu quan trọng như giải vô địch Đông Nam Á 2018?
-HLV Miguel: Kết thúc lượt về giải VĐQG tôi có 1 tuần nghỉ và có thời gian ngắn để chuẩn bị cho giải. Tôi thấy như vậy là đủ vì sau 1 năm rưởi đã có 80% VĐV nắm được hệ thống, lối chơi của đội. Đương nhiên tôi mong muốn có thêm 1 tuần nữa nhưng tôi phải chấp nhận điều đó. Chúng tôi có 2 trận giao hữu ở Thái Lan để kết dính toàn đội và các VĐV mới cùng hòa nhập
+Những năm qua chứng kiến sự thăng tiến của Malaysia hay Indonesia. Theo ông, việc này là do đội tuyển các nước này tiến bộ hay chúng ta khựng lại?
-Hai đội tuyển Indonesia và Malaysia ngày càng phát triển trong những năm gần đây có thể đến từ 2 lý do. Thứ nhất là họ có 1 giải League tốt cùng với sự tham gia của các cầu thủ ngoại, thứ hai là họ đã bắt đầu đầu tư vào HLV ngoại.
Tôi không cho rằng đội tuyển Việt Nam chững lại ở những năm gần đây. Hiện tại, đội tuyển của chúng ta vẫn đang tiến bộ, vẫn có những thành quả nhất định. Đặc biệt là tôi đang hướng xây dựng 1 đội tuyển với lứa cầu thủ mới để tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt của các cầu thủ với nhau. Đây là cách tạo cho đội tuyển một sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Như tôi đã nói ban đầu, các đối thủ của chúng ta như Malaysia, Indonesia, Myanmar đang tiến bộ rất nhiều. Vì vậy, chúng ta không nên đặt mục tiêu quá cao cho các cầu thủ của mình. Theo cá nhân tôi, chúng ta nên đặt mục tiêu từng bước một cho các cầu thủ. Chẳng hạn như khi tập huấn ở Thái Lan, tôi đặt mục tiêu cho các cầu thủ phải thi đấu quyết liệt từng trận một. Đầu tiên là Thaiport, sau đó đến Highway. Tiếp theo đó mới đến những đội bóng trong giải AFF như Brunei, Đông Timor.
Sau khi vượt qua vòng bảng, chúng ta sẽ tiếp nhận được thêm những thông tin để đánh giá về khả năng của chúng ta đang ở đâu. Sau đó thì mới tiếp tục đặt mục tiêu vào bán kết, chung kết.
Như ở năm 2017 giải AFF tổ chức ở Việt Nam, mọi người đều hướng các cầu thủ phải thi đấu được trận chung kết. Đó là sai lầm rất lớn khi các cầu thủ đã bị áp lực và không thể vượt qua được trận bán kết với Malaysia.
+Có lần ông nhận xét, cầu thủ Việt Nam vẫn còn nặng tâm lý khi đối đầu với Thái Lan. Liệu đến lúc này đã… nhẹ hơn chưa?
Về vấn đề tâm lý, đây là vấn đề lớn cần phải cải thiện cho cầu thủ Việt Nam khi họ đối đầu với những đội tuyển Thái Lan, Nhật Bản hay Iran. Tại giải CLB Châu Á vừa rồi, tôi đã cố gắng để cải thiện tâm lý cho các cầu thủ Thái Sơn Nam khi đối đầu với các cầu thủ Nagoya - Nhật Bản. Và họ đã làm được điều đó, đã loại bỏ được tâm lý căng cứng để mạnh dạn giữ bóng, thi đấu thoải mái, bình tĩnh từng giây một để đợi đến thời điểm quyết định dứt điểm trận đấu.
Tại giải đấu AFF Cup sắp tới, tôi sẽ cố gắng xây dựng tâm lý cầu thủ giống như vậy, nhất là khi gặp Thái Lan. Tôi tin chắc chúng tôi sẽ làm được và đội tuyển sẽ thành công trong giải đấu này.
Tôi rất ấn tượng với giải League của chúng ta. Sau 2 năm ở Việt Nam, tôi đã nhận thấy sự tiến bộ của các cầu thủ Việt Nam, các HLV, các trọng tài. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa thì chúng ta cần có 1 giải League chuyên nghiệp với sự tham gia của ít nhất 1 cầu thủ ngoại. Tôi biết điều này là khó vì nó liên quan đến vấn đề tài chính, việc di chuyển của các đội.
Chúng ta hãy nhìn sang những giải đấu chuyên nghiệp của Thái Lan và Nhật Bản, ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ đã làm được và đội tuyển của họ ngày càng phát triển trong khu vực và vươn tầm thế giới.
Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!