Giấc mơ & thực tế

Giấc mơ về nền bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang dần được hình thành sau ý tưởng ra đời Công ty VPF. Rất nhiều kỳ vọng được gởi gắm vào công ty ấy bởi nó đang được xem như là nền tảng cơ bản nhất trước khi có thể nói đến chuyện “dùng bóng đá, nuôi bóng đá”.
Giấc mơ & thực tế

Giấc mơ về nền bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang dần được hình thành sau ý tưởng ra đời Công ty VPF. Rất nhiều kỳ vọng được gởi gắm vào công ty ấy bởi nó đang được xem như là nền tảng cơ bản nhất trước khi có thể nói đến chuyện “dùng bóng đá, nuôi bóng đá”.

Nhưng thực sự vẫn có nhiều người mang cảm giác băn khoăn khi nhìn về tương lai. Không phải vì chuyện VPF có đi vào hoạt động hay không mà nó sẽ hoạt động như thế nào trong bối cảnh không phải CLB nào cũng đều như nhau về cơ cấu. Nói cách khác, VPF có ra đời cũng chỉ mới giải quyết phần ngọn, mới chỉ là một cái đầu kéo. “Đoàn tàu” V-League có đi được hay không còn tùy vào những toa tàu phía sau.

Giấc mơ & thực tế ảnh 1

Bóng đá hấp dẫn mới lôi kéo được đông đảo khán giả tới sân, đồng nghĩa với nguồn thu của CLB cũng sẽ tăng lên. Ảnh: Nguyễn Nhân

Có một chi tiết đáng để suy ngẫm: ý tưởng thành lập VPF xuất phát từ các ông bầu đã làm bóng đá lâu năm. Những người như bầu Kiên, bầu Thắng hay bầu Đức đã nếm trải quá nhiều cảm giác thua thiệt khi đầu tư bóng đá một cách căn cơ. Họ “tranh đấu” chỉ vì họ “lỡ” theo bóng đá quá lâu rồi. Nhưng chưa chắc, họ là số đông.

Thực tế là cách kết cấu các “toa tàu” chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam không hề giống nhau. Có nơi thì cố trang hoàng bóng bẫy để lấy tiếng chứ phần bên trong thì yếu ớt. Có nơi chỉ được tân trang từ những toa tàu cũ từ thời bao cấp. Những “toa” được đầu tư căn cơ như HA.GL không nhiều, nếu không nói là quá ít. Không đồng nhất như vậy, ai dám bảo đảm toa tàu nào cũng được kết cấu vững vàng để chạy đều như nhau trên đường ray chuyên nghiệp?

***

Có một thực tế mà người ta kỳ vọng VPF sẽ làm thay đổi được đó là hoạt động kinh doanh của các CLB. Đã có một giả thuyết đặt ra: nếu các CLB tại V-League làm ăn tốt từ nguồn thu do khán giả đem lại thì có hay không VPF cũng chưa phải bức thiết lắm. Nếu người ta thu được nhiều tiền vé, bán được sản phẩm đa dạng và quảng cáo trên sân có giá trị cao thì tự nhiên, việc đá sạch, đá đẹp sẽ là tiêu chí hàng đầu. Thay vì vậy, hiện nay có nhiều CLB kiếm tiền từ việc mua bán cầu thủ trên “thị trường chợ đen” là chính. Câu chuyện “phá giá” cũng từ đây mà ra chứ không hẳn là nguyên nhân từ cầu thủ hay do thiếu người.

Nói cách khác, sự thành công của VPF được hay không chính là từ sự thay đổi của các CLB. Ngay khi vừa biết tin sẽ có VPF, “bầu” Hùng của Becamex Bình Dương đã khẳng định mùa tới ông sẽ bán vé chứ không mở cửa miễn phí nữa. Đấy là sự tích cực mà VPF đem lại, nhưng có bán vé suốt mùa hay lại miễn phí khi vắng khán giả thì lại tùy vào B.Bình Dương. Bởi dù có VPF hay không thì từ trước đến nay, sân Cao Lãnh, Lạch Tray vẫn bán vé đấy thôi.

Thử làm một con tính: Nếu lấy trung bình 8.000 lượt khán giả mỗi trận của V-League, nhân cho giá vé trung bình 50 ngàn đồng thì riêng doanh thu bán vé của mỗi CLB đã trên dưới 5 tỷ đồng/mùa. Nếu có kinh doanh thêm dịch vụ thì cũng có thêm từ 1-2 tỷ đồng nữa. Nếu các CLB tuyên bố dành toàn bộ doanh thu bán vé để thưởng cho đội bóng thì chắc chắn hiệu quả thi đấu sẽ tăng lên tức thì. Một việc rất dễ tính toán như vậy nhưng vẫn chưa được các CLB áp dụng thì đủ hiểu rằng, mục đích làm bóng đá hoàn toàn không giống nhau.

***

Ai cũng biết, giữa giấc mơ và thực tế là khoảng cách rất xa. Những ông bầu lăn lộn với bóng đá gần chục năm qua có thể thấy được “miếng bánh” V-League “ngon” cỡ nào. Nhưng những ông bầu khác, hoặc các “ông chủ vô hình” khác thì chưa chắc đã nhìn vào “miếng bánh” đó mà chỉ chăm chăm vào thành tích hoặc là sự đầu cơ trong kinh doanh. Nên có người nhận xét: Nếu từ trước đến nay, các toa trên “chuyến tàu chuyên nghiệp” mà đồng nhất như nhau thì chắc chẳng có chuyện phải “làm cách mạng”.

Lỗi ở VFF đã không kiểm soát ngay từ đầu. Lỗi của từng CLB đã không làm bóng đá theo cùng một cách. 

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Fury và ông bầu Warren

Ông bầu Frank Warren: Tyson Fury “có lẽ” sẽ giải nghệ khi vụ thương thảo với Oleksandr Usyk đổ bể

Mấy ngày qua, giới mộ điệu quyền Anh thế giới râm ran thông tin, trận so găng “Nhất thống giang hồ làng quyền hạng nặng”, giữa 2 quyền thủ hàng đầu thế giới hiện nay là “Miêu hiệp” Oleksandr Usyk và Tyson Fury “giận dữ” sẽ diễn ra vào ngày 29-4 tới đây. Nhiều tờ báo thậm chí còn “thuận nước đẩy thuyền” đăng bài và hình ảnh về cô vợ gợi cảm của... Usyk và nói rằng cô này có ảnh hưởng đến võ sĩ người Ukraine như thế nào. Nhưng mọi thứ đã đổ bể.

Bóng đá trong nước

U23 Việt Nam gặp U23 Kyrgyzstan ở vòng 3 Doha Cup 2023

Sau khi kết thúc hai vòng đầu tiên, Ban tổ chức giải đã tổng hợp thành tích của 10 đội tham dự giải, qua đó xếp lịch thi đấu ở vòng 3, vòng đấu mang tính chất xếp hạng chung cuộc. Đối thủ của các cầu thủ U23 Việt Nam ở vòng đấu cuối cùng này là đội U23 Kyrgyzstan .

Bóng đá quốc tế

Messi-Neymar-Mbappe chưa thể 'giải tán'

Tương lai của bộ ba tấn công thuộc Paris Saint-Germain luôn là chủ đề "nóng hổi". Dù bị ngờ vực ít nhiều, cả Messi, Neymar và Mbappe sẽ vẫn ở lại Parc des Princes sau mùa hè năm nay. Đây là nhận định của cựu danh thủ Nicolas Anelka.

Quần vợt

Miami Open: Hubert Hurkacz cứu 5 match-point, Carlos Alcaraz thắng trận thứ 16/17 trận trong mùa

Trong trận đấu mang tính chất “sử thi” giữa Hubert Hurkacz (Ba Lan, hạng 9 ATP) và Thanasi Kokkinakis (Australia, hạng 94 ATP), tay vợt tốp 10 thế giới đã chật vật đánh bại đối thủ sau khi cứu 5 nguy cơ thua match-point trong suốt 3 ván đấu phải phân định thắng bại bằng các loạt đánh tie-break. Trong khi đó, Carlos Alcaraz tiếp tục thẳng tiến đến tham vọng thắng Cú đúp Ánh dương của mình...