Danh sách việc cần làm ở Man United của Sir Ratcliffe, từ việc tuyển dụng đến Ten Hag

Manchester United chính thức có sự quản lý mới. Chủ sở hữu không thay đổi – gia đình Glazer vẫn sở hữu hơn 50% cổ phần câu lạc bộ – nhưng sau sự chấp thuận của Premier League và Hiệp hội bóng đá Anh vào tuần trước, tập đoàn Ineos của Sir Jim Ratcliffe giờ đây sẽ kiểm soát mọi hoạt động bóng đá tại Old Trafford.

Danh sách việc cần làm ở Man United của Sir Ratcliffe, từ việc tuyển dụng đến Ten Hag

Lần đầu tiên kể từ khi nhà Glazers mua Man United vào năm 2005, gia đình người Mỹ sẽ không tham gia vào các quyết định bóng đá quan trọng của câu lạc bộ như tuyển dụng cầu thủ, thuê (và sa thải) HLV và quản lý. nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm sân vận động và sân tập. Việc ông Ratcliffe mua 25% cổ phần của CLB 1,04 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) và sẽ tăng lên 29% vào cuối năm 2024, đã giao cho người giàu thứ hai nước Anh một nhiệm vụ to lớn là đưa một câu lạc bộ đã chứng kiến ​​​​một thập kỷ suy thoái trở lại cạnh tranh ở Premier League và Champions League.

Câu hỏi đặt ra là những gì mà Ratcliffe, 71 tuổi và những người thân cận ông phải đối mặt khi cố gắng hồi sinh câu lạc bộ lớn nhất Premier League là gì?

Cải thiện tuyển dụng

ESPN đưa tin vào tháng 10 năm ngoái rằng Ratcliffe và đội ngũ của ông tại Ineos đã bắt tay vào kiểm tra toàn bộ các giao dịch của Man United trên thị trường chuyển nhượng trong những năm gần đây, do CLB liên tục thất bại trong việc đưa ra các quyết định chuyển nhượng, bao gồm cả việc bán cầu thủ.

Kể từ đầu mùa giải 2018-19, Man United đã chi 867,84 triệu bảng (1,06 tỷ USD) để ký hợp đồng với các cầu thủ mới và chỉ kiếm được 210 triệu bảng (255,5 triệu USD) khi bán các cầu thủ không dùng. Chỉ có Chelsea và Paris Saint-Germain là chi tiêu nhiều hơn trong cùng thời gian, nhưng họ lại kiếm được nhiều hơn từ việc bán cầu thủ. Sẽ không mất nhiều thời gian để Ineos nhận ra rằng sự thiếu thành công của Man United là do sự lãng phí và thiếu chuyên môn.

Các bình luận cho rằng, Man United cần phải thông minh hơn trên thị trường chuyển nhượng, có quyết định nhanh hơn khi ký các bản hợp đồng mới cũng như tránh phải trả khoản tiền mà một nguồn tin ở Old Trafford mô tả “Phí cộng thêm”, đại loại như người ta lợi dụng danh tiếng của Man United để thổi giá vì tin rằng sự tuyệt vọng sẽ buộc họ phải mua bất cứ giá nào.

Các nguồn tin cho biết Ratcliffe sẽ thuê Dan Ashworth, giám đốc bóng đá của Newcastle United, làm người đứng đầu bộ phận tuyển dụng của CLB. Kỳ chuyển nhượng mùa hè sẽ là bài kiểm tra khả năng học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ của đội ngủ tuyển dụng dưới thời chủ mới.

Ai sẽ là HLV?

Sau chiến thắng 2-1 hôm Chủ nhật trước Luton Town, HLV Erik ten Hag đang có phong độ tốt nhất kể từ tháng 3 -2023, thời điểm CLB bất bại 7 trận. Đội bóng của Ten Hag đã thắng sáu và hòa một kể từ trận thua 2-1 trước Nottingham Forest vào ngày 30-12, khiến Man United kém top 4 đến 9 điểm.

Nhưng bất chấp sự hồi sinh gần đây, United vẫn kém đội xếp thứ tư Tottenham 3 điểm và triển vọng giành suất dự Champions League của họ vẫn khó xảy ra. Hơn nữa, hợp đồng của Ten Hag sẽ hết hạn vào cuối mùa giải tới, vì vậy quyết định về tương lai của nhà cầm quân người Hà Lan sẽ là phần việc quan trọng phải làm của Ratcliffe.

maxresdefault-4-3462.jpg

Ten Hag rất dễ bị tổn thương ở Man United vì đội bóng đã thi đấu quá tệ trong mùa giải này. Man United đã bị loại khỏi Champions League, cựu HLV Ajax liên quan đến những rắc rối với Jadon Sancho và Marcus Rashford, và phán đoán của ông đối với các cầu thủ đã bị đặt dấu hỏi do sự thất bại trong nhiều bản hợp đồng do chính ông đề nghị (Antony, Andre Onana, Mason Mount). Vì vậy, ngay cả khi Ten Hag giúp đội lọt vào top 4 và giành quyền tham dự Champions League, điều đó có thể vẫn chưa đủ để cứu lấy công việc của ông.

Tái cấu trúc thượng tầng

Việc Sir Alex Ferguson nghỉ hưu vào năm 2013 là một sự kiện chấn động, nhưng với các nhà quan sát thì sự ra đi của giám đốc điều hành lâu năm David Gill mới là điểm mấu chốt cho sự sa sút. Không có Ferguson và Gill, Man United thiếu kinh nghiệm và kiến ​​thức chuyên môn ngoài sân cỏ và nhà Glazers đã góp phần khiến câu lạc bộ đi xuống khi không nhận ra những xu hướng mới của bóng đá, thứ mà họ vốn chẳng am hiểu gì nhiều.

Tất cả các đối thủ của Man United đều đã áp dụng hoặc đang trong quá trình áp dụng một cơ cấu quản lý mới bao gồm một giám đốc điều hành, giám đốc bóng đá, giám đốc thể thao và một HLV sẵn sàng đón nhận một cách tiếp cận mang tính tập thể hơn. Ngược lại, Man United vẫn giữ mô hình cũ: HLV và giám đốc điều hành (CEO) đưa ra những quyết định quan trọng. Nhà Glazer đã thăng chức Ed Woodward và Richard Arnold từ vai trò thương mại nội bộ lên vị trí CEO -- cả hai người đều không thành công -- trong khi năm HLV đã qua thì có phong cách và tính cách trái ngược nhau (David Moyes, Louis van Gaal, Jose Mourinho, Ole Gunnar Solskjaer và Ten Hag).

Ratcliffe đã bắt đầu xây dựng cơ cấu mới tại Man United, với việc Omar Berrada rời bỏ vai trò giám đốc điều hành bóng đá tại Man City để trở thành Giám đốc điều hành mới của Man United. Ashworth sẽ theo sau, trong khi Jean-Claude Blanc, cựu Giám đốc điều hành của Juventus, cũng sẳn sàng đến sân Old Trafford.

Cải tạo Old Trafford

Là một phần trong thỏa thuận mua 29% cổ phần của Glazers, Sir Ratcliffe đã cam kết đầu tư 238 triệu bảng ban đầu (300 triệu USD) vào cơ sở hạ tầng của câu lạc bộ – cụ thể là Old Trafford và sân tập Carrington.

Về lý thuyết con số đó không đủ để hiện đại hóa cả 2 địa điểm (dự trù đến hơn 1 tỷ bảng Anh), nên chủ yếu là nâng cấp một số hạng mục. Thông tin từ ESPN cho biết, việc hiện đại hóa/xây dựng lại Old Trafford sẽ mất tới 5 năm và có khả năng tiêu tốn 1 tỷ bảng theo thời giá trong khi một sân bóng mới ở cùng địa điểm sẽ có giá khởi điểm là 1,2 tỷ bảng nhưng được hoàn thành trong thời gian ngắn hơn.

Kể từ khi mua United vào năm 2005, nhà Glazer không thực hiện bất kỳ công trình xây dựng quan trọng nào ở Old Trafford, trong khi Arsenal và Tottenham đã chuyển đến các sân vận động mới, hiện đại, còn Liverpool và Man City đã tăng đáng kể sức chứa sân của họ. Ở châu Âu, Bayern Munich và Juventus đã chuyển đến một sân mới, trong khi Real Madrid, Barcelona và Paris Saint-Germain cam kết hiện đại hóa các địa điểm hiện có của họ với khoản đầu tư lớn.

Old Trafford đã trở thành di tích của một thời đại khác, với mái nhà đang bị dột của nó như biểu trưng cho sự suy tàn. Nó sẽ tốn kém, nhưng Ratcliffe sẽ phải tìm cách khôi phục sân vận động trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Bắt đầu giành lại các danh hiệu

Man United là một đội bóng đã quen với chiến thắng và họ mong muốn làm được điều đó. Không có CLB Anh nào giành được nhiều chức vô địch hơn và ở Anh, cũng chỉ có Liverpool giành được nhiều chức vô địch Champions League hơn. Những năm hậu Ferguson là một trải nghiệm khiêm tốn và đôi khi thảm hại đối với Man United. Vì thế, thước đo thực sự duy nhất về thành công của Ratcliffe tại Old Trafford sẽ là số chiến thắng mà đội bóng giành được trong thời gian ông nắm quyền.

Đó là chìa khóa cho mọi thứ đối với Ratcliffe và đội của ông. Nếu ông có thể khôi phục Man United trở lại vị trí nổi bật ở Anh và châu Âu, thì không chỉ khoản đầu tư của ông được đền đáp và cá nhân ông còn sẽ được những người ủng hộ CLB coi như một anh hùng. Ratcliffe có thể thực hiện nhiều thay đổi và kéo Man United bước vào kỷ nguyên hiện đại, nhưng cuối cùng, mọi thứ vẫn là những chiến thắng, danh hiệu. Không có nó, mọi thứ khác chỉ là chi tiết vụn vặt mà thôi.

Tin cùng chuyên mục